Cuộc phỏng vấn của báo Nước Dức mơi và báo Việt Đức với cờ tư lệnh

Submitted by haiduong on Wed, 06/17/2015 - 17:31

Cuộc phỏng vấn của báo “neues deutschland” và báo Việt Đức với Jurgen Woscidlo về môn cờ tư lệnh

published by haiduong | 0 comment

Bức thư từ Hamburg CHLB Đức: Thưa Đại tá Hải,
Today I have very good news for you:
– today on Saturday, April 11th, 2015, the German daily “neues deutschland” has published a German-language interview with German chess teacher Juergen Woscidlo. Who has introduced CO TU LENH in his classes of chess and THE CHILDREN DO LOVE THAT GAME.
Tôi vui mừng báo tin cho ông: Hôm nay Thứ Bảy 11 Tháng Tư, 2015, báo “Neues Deutschland” CHLB Đức đã công bố một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Đức với giáo viên cờ quóc tế Đức Juergen Woscidlo. Người đã giới thiệu Cờ tư lệnh trong lớp học của mình, và tình yêu của học trò với môn cờ đó.
Trong ảnh: Giáo viên cờ quốc tế Đức Juergen Woscidlo với con gái Mina bên bàn cờ tư lệnh.

IMG_000301duc

iSCHACH MODERN WIE IN VIETNAM – AN EINER HAMBURGER SCHULE LERNEN DIE KIDS, WIE DAS GEHT

Der Vietnamkrieg, dessen Ende sich am 30. April 2015 zum 40. Mal jährt, war das dominierende Narrativ in den 1960-er und 1970-er Jahren, löste die Studentenrebellion aus und ließ Rockmusiker wütende Songs schreiben. Und mit einiger Verspätung findet der Konflikt von damals nun sogar Eingang in die Gegenwartskultur der Brettspiele: Der heute 83-jährige Oberst a. D. Nguyen Qui Hai aus Hanoi hat seine Erfahrungen, die er einst an der Front sammelte, in die Kreation einer neuen Schachversion einfließen lassen. Der rüstige Exmilitär, der nach seiner aktiven Dienstzeit als Soap-Opera-Produzent und Pop-Komponist reüssierte, promotet aktuell sein “Co Tu Lenh”, übersetzt: “Kommandeursschach”, mit landesweiten Turnieren und in einem eigenen Blog (https://haiduongblog.wordpress.com). Und mittlerweile darf er sogar einen norddeutschen Schachlehrer zu seinen Supportern zählen: Der 49-jährige Altenpfleger Jürgen Woscidlo, der an der Integrativen Grundschule Grumbrechtstraße in Hamburg-Heimfeld im Nebenberuf den Kids die Kunst des Mattangriffs beibringt, hat in seinen Lehrplan das Vietnamschach aufgenommen. Der Hamburger Autor René Gralla fragt nach.

(Xem toàn văn trên trang http://cotulenh.com/blog/cuoc-phong-van-cua-bao-neues-deutschland-voi-jurgen-woscidlo)

rene                                P1000704

Và cuộc phỏng vấn còn được thời báo Việt Đức đăng bằng tiếng Việt    số 145     05.2015

Cờ tướng hiện đại Việt Nam vào trường Đức

Ngày 30 tháng 4 năm 2015 đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam từng là vấn đề thời sự sôi sục thế giới thập niên 60,70 dấy lên các cuộc nổi dậy của sinh viên và làm cho các nhạc sỹ nhạc Rock viết ra những bài hát phản chiến. xung đột vẫn tiếp diễn, thậm chí còn tạo ra văn hóa chơi cờ hiện nay.

… Đại tá về hưu Nguyễn Quí Hải 83tuổi, ở Hà Nội đã tích lũy những kinh nghiệm thực tế từ chiến trường đưa vào phiên bản cờ hiện đại của ông được gọi là Cờ tư lệnh.Vị đại tá đa tài sau khi nghỉ hưu còn sáng tác các bài hát nhạc Pop và viết những vở kịch dài,  hiện đang đẩy môn cờ này tới các giải quốc gia.

Thậm chí ông còn được Jurgen Woscidlo , 49 tuổi một giáo viên dạy cờ ở Bắc Đức thỉnh giảng tại trường GrumbrechtstraBe ở Hamburg-Heimfelf,  hâm mộ và đưa vào chương trình giảng dậy.

Sau đây là cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Dr René, người nổi tiếng với môn cờ, với Jurgen Woscidlo:

Hỏi:

Việc đưa Cờ tư lệnh, một môn cờ có hơi hướng quân đội, với máy bay, tên lửa, xe tăng vào  trường học có quá bạo lực không?

Trả lời:

Không. Một khi hiệp đấu diễn ra thì nhanh chóng trên bàn cờ xuất hiện các đơn vị khác nhau của một lực lượng quân đội hiện đại thể hiện qua những quân cờ. Không ai thích thú với việc đánh bom, tất cả sẽ chỉ tập trung vào chiến lược, chiến thuật và các nỗ lực phối hợp của các đơn vị binh chủng. Chúng tôi nhận thức việc chơi cờ tư lệnh như một môn thể thao đồng đội để thúc đẩy sự hợp tác giữa các em học sinh. Nếu người chơi không cùng nhau phối hợp tác chiến mà sử dụng chiến lược tự thân vận động chắc chắn sẽ thua trận.

Hỏi:

Như vậy cờ tư lệnh không theo hướng hòa bình, bằng hữu hay những gì ngọt ngào?

Trả lời:

Chắc chắn rồi. Những ai muốn được yêu chiều thì đã chọn sai trò chơi… Một điều không được phép quên. Ở Đức, các phiên bản cũ của cờ châu Âu thường ít mang tính chất của bạo lực nhưng hầu như có nét lỗi thời, ít phá cách như tượng mã xe được lấy từ hình mẫu thử nghiệm đầu tiên của Ấn Độ, những hình mẫu được mô phỏng từ con voi, kỵ sỹ hay cỗ xe tương ứng với phiên bản thu nhỏ của một dội quân lịch sử vùng Nam Á cách đây một thiên niên kỷ rưỡi. Ngày nay đầu thế kỷ 21, không phủ nhận loại hình chơi cờ truyền thống không còn phản ánh thực tế, ít nhất với đại tá Hải, người sáng chế môn cờ mới của Việt Nam. Từ những kinh nghiệm thực tế trong trận chiến Quảng Trị năm 1972, là cuộc chiến trước giai đoạn cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, sỹ quan trẻ Nguyễn Quí Hải đã trải qua những tác động tàn phá nặng nề của chiến tranh, ông muốn mang một phần thực tế vào phiên bản trò chơi. Xưa nay chơi cờ luôn chỉ có 2 đối thủ. Nhưng với cờ tư lệnh có thể chơi theo đội. Đây chính là một phá cách nhỏ của Jurgun Woscidlo . Mỗi đội có 2 học sinh phối hợp cùng nhau. Các em phải biết kết hợp các kỹ năng, bày tỏ suy nghĩ và cùng đóng góp.

Hỏi:

Việt Nam chưa có nhà cung cấp nào đưa cờ tư lệnh vào thị trường, vậy tại sao Jurgun Woscidlo lại khai thác được trò chơi này?

Trả lời:

Nhờ một bài báo của tờ Berliner Tageszeitung xuất bản cách đây 3 năm, tôi đã liên lạc với đại tá Hải và nhận được từ đại tá nhiều bộ. Những giờ dạy cờ rất bổ ích. Tiết học nào có cờ tư lệnh là đặc biệt rất sôi động. Điều này không có gì lạ, khi trong đó có cả tàu chiến, máy bay, đây hoàn toàn không phải trò đùa. Kế hoạch của trò chơi không chỉ ở một con sông, còn là ở một vùng biển rộng lớn. Tôi mở rộng cờ tư lệnh và tất cả đều biết, trò chơi có một sức mạnh ngay từ khi bắt đầu. Và học sinh rất thích.

Hỏi:

Ngoài cờ tư lệnh, ông còn dạy cờ Shogi của Nhật, Xiangqi của Trung quốc, Makruk của Thái Lan. Tại sao?

Trả lời:

Chính bởi bộ môn cờ muôn màu muôn vẻ như sự sống trên hành tinh, và sự đa dạng văn hóa thể hiện ở các biến thể khác nhau. Giả sử Shogi của Nhật kể về lịch sử của các vị Nhật hoàng. Shogun Tokugawa Leyasu, người đã bình định quốc gia  sau chiến thắng tại Sekigahara năm 1600 và người sáng chế ra cờ Nippon đã nâng trò chơi lên tầm một môn thể thao quốc gia năm 1612. Quân chốt của bàn cờ được gọi là Tennozan, dựa theo một trận chiến quan trọng và là đỉnh cao của các cuộc chiến thống nhất đất nước vào năm 1582. Tôi luôn lấy lịch sử làm nền cho chương trình giảng dạy, vì vâỵ ở trường GrumbrecktstraBe cũng luôn là những tiết dạy lịch sử, văn hóa.

Hỏi:

Một số trường đang thử nghiệm ghép tiết học toán với chơi cờ vua, được biết đến rộng rãi là dự án tại Hamburg  thay vì học toán học sinh sẽ chơi cờ. Liệu ông sẽ là người đại diện tiếp theo cho mô hình mở rộng? Ông có muốn mở rộng chơi cờ để hỗ trợ các tiết học văn hóa, địa lý, lịch sử.

Trả lời:

Một mục tiêu muốn bền vững lâu dài thì đề án không được phép bị bó hẹp một cách nhàm chán. Một thiểu số học sinh mơ ước trở thành một kiện tướng cờ. Còn nhiều em khá thoải mái, chúng không quan tâm dù chúng tiến bộ nhiều trên bàn cờ, chỉ đơn giản là muốn thử cái gì đó mới mẻ. Do sự đa dạng của thế giới cờ mang lại, nên giờ dạy của tôi rất thú vị, chuyển trò chơi thành một hành trình không bao giờ kết thúc, thông qua các vùng miền và các nền văn hóa khác nhau.. Trẻ em liên tục được trải nghiệm qua các cuộc phiêu lưu mới và thúc đẩy tư duy sáng tạo trên bàn cờ.

Hỏi:

Ông hiện đang là người tiên phong đưa cờ tư lệnh vào giảng dạy. Vậy kế hoạch phát triển của ông thế nào?

Trả lời:

… Tôi mong muốn tổ chức một giải đấu qua internet giữa hai đội GrumbrecktstraBe với các ứng viên tại Việt Nam. Hiện tại chưa có phần mềm Cờ tư lệnh nhưng đại tá Hải đang xúc tiến sáng chế.

Lời bình của tác giả

Rất buồn. Đã có tới bốn nhóm đến gặp tác giả xin được lập trình game trò chơi cờ tư lệnh để đáp ứng yêu cầu của cư dân mạng, nhưng chưa nhóm nào thành công. Chưa hẳn các nhóm đó thiếu khả năng, nhưng thiếu lửa thì có thể, vì lập trình ra một game cuốn hút, có chất lượng, có ý tưởng không dễ, nhất là bản thân các nhóm còn trong tình trạng không dồi dào về kinh tế. 
Nếu như nhà nước cớ dự án hoặc đại gia nào đó có tầm nhìn đầu tư cho dự án thì thiếu gì các kỹ sư tiến sỹ giỏi tiến hành lập trình. Môn cờ mang hồn Việt được thế giới ca ngợi, không chỉ Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giớí đã chơi cờ tư lệnh, nhưng nhà nước và các cơ quan chức năng dường như vẫn vô cảm. Chỉ có Liên đoàn Cờ quan tâm nhưng chỉ là quan tâm không tài chính, tác giả thì đã quá già, quá nghèo, lo cho các giải trong hội thi cũng là đã quá sức.
Việt Nam ôi Việt Nam!