ký ức Việt Nam: Lá cờ Vĩnh Linh

Submitted by haiduong on Fri, 04/08/2016 - 09:56

Ký ức Việt Nam: Tập 39- Ngọn cờ Vĩnh Linh ________________________________________ (Baoquangngai.vn)- Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Cũng tại nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa", "chọi cờ" quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ đó, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam (trong suốt 21 năm, từ năm 1954 đến năm 1975). Sau năm 1967 cầu Hiền Lương đã bị phá hủy toàn bộ, chỉ còn trơ lại lõi thép. Ngay đâu cầu bờ Bắc ngọn cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay phấp phới. Việc dựng cờ và bảo vệ cờ đã chở thành huyền thoại. Bởi đối với người dân Việt Nam, lá cờ đỏ sao vàng không chỉ là biểu tượng của quốc gia, dân tộc; mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí đấu tranh cho độc lập tự do và thống nhất đất nước. Riêng lá cờ đỏ sao vàng ở đầu cầu Hiền Lương còn mang một sứ mệnh thiêng liêng. Đó phải là hình ảnh đầu tiên và trước hết có thể nhìn thấy, cho dù đứng ở bất cứ vị trí nào trong Khu phi quân sự - Vĩ tuyến 17. Chính vì lẽ đó, cuộc đấu tranh dựng cờ và bảo vệ cờ Tổ quốc ở bờ bắc sông Bến Hải đã diễn ra quyết liệt với bao công sức và máu xương của đồng bào, chiến sĩ. Cột cờ Hiền Lương mà các chiến sĩ giải phóng quân thời đó thường gọi là "cờ đầu cầu" ra đời trong ý nghĩa: “Người bờ Bắc sông Bến Hải nhìn lá cờ Tổ quốc nơi tuyến đầu để mãi mãi không quên đồng bào ruột thịt của mình ở bờ Nam. Người bờ Nam sông Bến Hải nhìn lá cờ Tổ quốc để vững lòng cùng nhân dân miền Bắc trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.Những năm tháng chiến tranh, Vĩnh Linh phải hứng chịu biết bao bom đạn, là một chiến trường ác liệt nhất, nổi tiếng với vành đai Mc Namara mà Mỹ thiết lập. Đến khoảng giữa năm 1973, khi hiệp định Paris đã được ký kết, hoà bình tạm thời thiết lập trên mảnh đất Vĩnh Linh. Những khu chợ, những hoạt động mua bán của người dân lại diễn ra. Ta có thể thấy được sự tươi sáng trên khuôn mặt của những người dân được giải phóng giữa sự náo nhiệt ở nơi đây. Sau giải phóng, người dân Vĩnh Linh ngày đó thành lập hợp tác xã để thúc đẩy sản xuất và hỗ trợ lẫn nhau. Bây giờ việc buôn bán ở chợ người dân được tự quyết định giá bán cũng như giá mua. Chính quyền khu giải phóng tỉnh Quảng Trị đang dần dần xây dựng những cửa hàng của chính quyền, định giá một số mặt hàng nhất đinh. Trụ sở của chính quyền Sài Gòn ngày đó đã trở thành trụ sở làm việc của Chính phủ cách mạng lâm thời. Và trên khắp mảnh đất Vĩnh Linh ngày đó, những lá cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay phấp phới.