Phỏng vấn của truyền thông CHLB Đức với tác giả cờ tư lệnh

Submitted by haiduong on Thu, 02/26/2015 - 15:38

APR
19
Phỏng vấn của truyền thông Cộng hòa Liên bang Đức với đại tá Nhà văn Quí Hải, tác giả môn cờ Tư lệnh, do tiến sỹ Rene Gralla thực hiện
Phỏng vấn của truyền thông Cộng hòa Liên bang Đức với đại tá Nhà văn Quí Hải, tác giả môn cờ Tư lệnh, do tiến sỹ Rene Gralla thực hiện.

Phần trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt

Thưa ông Hải,
Với một sự thích thú rất to lớn đối với phiên bản Cờ Tướng mới mà ông đã phát triển có tên là CỜ TƯ LỆNH, tôi chỉ có thể nói rằng trò chơi này đã rất thuyết phục tôi.

Tôi viết thư này cho ông hôm nay vì tôi may mắn có địa chỉ Email của ông từ một người bạn là ông Phạm Duy Phê (địa chỉ hòm thư là duyphe@yahoo.com) . Ông Phạm Duy Phê là tùy viên quân sự của đại sứ quán Việt Nam tại cộng hòa liên bang Đức.

Thưa ông Hải, xin lỗi ông vì tôi viết thư cho ông bằng tiếng Đức bởi vì rất tiếc là tôi không biết tiếng Viêt. Tuy nhiên ông Phạm Duy Phê có nói với tôi rằng tôi có thể viết cho ông bằng tiếng Đức vì ông có một người mà ông tin tưởng sẵn sàng dịch bức thư cùng với những câu hỏi của tôi dành cho ông. Tất nhiên ông có thể trả lời tôi bằng tiếng Việt bởi vì người quen của tôi sẽ dịch lại thư trả lời của ông cho tôi.

Trước hết, xin phép cho tôi được giới thiệu về mình. Tôi là Tiến sĩ Rene Gralla, bên cạnh công việc chính là một Luật sư thì tôi còn là 1 phóng viên tự do chuyên viết về các mảng Trò chơi, Du lịch và Cờ – với trọng tâm là XIANGQI và Cờ Tướng. Tôi đã tìm hiểu về sự lớn mạnh và mức độ quần chúng của Cờ Tướng trong nét văn hóa Việt Nam qua trang web việt rất nổi tiếng là Vietnamchess.com và http://www.vietnamchess.com.vn/index.php?option=com_content&view=articl…

Nếu ông muốn biết thêm về tôi, ông có thể gõ tên tôi trên www.google.de hoặc www.yahoo.com, qua đó ông sẽ thấy một loạt các danh sách phỏng vấn cũng như những nét chính của tôi. Đặc biệt, với sự gợi ý và giúp đỡ của tôi, 1 chương trình về XIANGQI đã được phát sóng kênh truyền hình ca nhạc MTV ở Đức. Với đường dẫn www.youtube.com/watch?v=0NBXZN6MYXI ông có thể nhìn thấy tôi giải thích về XIANGQI và hơn nữa, bộ cờ với những quân cờ mà ông thấy là tôi đã tự làm lấy (trong thư sau tôi sẽ gửi cho ông những tấm hình về bộ cờ này của tôi).

Bởi vì tôi đã đọc về trò chơi Cờ Tư Lệnh cực kỳ ấn tượng và có tầm nhìn này của ông qua trang web vietnamchess.com, tôi muốn không những chỉ giới thiệu trò chơi tuyệt vời này đến những người hâm mộ môn cờ nói riêng mà tới cả những người đam mê những trò chơi mang tính chiến lược nói chung. Vì vậy tôi muốn thực hiện một bài phỏng vấn với ông và qua đó tôi muốn được giải thích thêm về luật lệ và cách chơi của môn cờ này. Bài phỏng vấn này tôi sẽ đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Đức. Trang web Chessbase.de và tờ báo hàng ngày „Neues Deutschland“ sẽ giúp tôi thực hiện kế hoạch này.

Ông Hải kính mến, sau đây là những câu hỏi của tôi :

1. Trò chơi Cờ Tư Lệnh là một phiên bản hiện đại của XIANGQI/CỜ TƯỚNG với hệ thống vũ khí hiện đại như xe tăng, máy bay, tên lửa và hỏa lực phòng không, nhưng bên cạnh đó tôi lại thấy thiếu những quân cờ như Mã và Tượng. Xin hỏi ông là từ đâu mà ông đã có sáng kiến này để phát triển Cờ Tư Lệnh?

Trả lời

Cờ tướng cờ vua đã tồn tại từ bao thế kỷ nay. Nó mang hơi thở của thời đại xa xưa, một giai đoạn dài trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Nhưng nó có vẻ như đang đứng ngoài cuộc, vô cảm, thờ ơ với những gì đang diễn ra trong thế giới hiện đại ngày hôm nay.

Một trò chơi, trò chơi nào cũng vậy, không đơn thuần chỉ là một trò chơi. Nó mang dấu ấn của giai đoạn lịch sử nó đang sống và phát triển trong đó. Trò chơi không chỉ là giải trí đơn thuần mà nó còn góp phần giáo dục bản lĩnh, trí tuệ, ý chí và trách nhiệm của người dân với đất nước quê hương.

Các loại cờ từ trước đến nay hầu hết cái lõi vẫn là trận chiến, là thắng thua… Ngày nay từ rất lâu đối tượng thắng thua trong lịch sử không còn là vua chúa, không còn là mã tượng xe, mà là các quân binh chủng hiện đại.

Với bản thân tôi, cả cuộc đời trải qua ba cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, rất thấm thía điều này. Không đợi khi chiến tranh xảy ra mà ngay trong thời bình, bằng một trò chơi nho nhỏ giúp cho lớp trẻ vừa vui chơi giải trí vừa rèn luyện tư duy, bản lĩnh tác chiến chỉ huy để khi có giặc “đã đánh là thắng” bớt hy sinh xương máu, là đóng góp thiết thực cho nhiệm vụ quốc phòng toàn dân.

2. 2 Một điều đặc biệt nữa mà tôi thấy là trong luật chơi của CỜ TƯ LỆNH là không những chỉ có một dòng sông ranh giới như ở XIANGQI/CỜ TƯỚNG mà còn có hệ thống sông nước với tàu chiến, điều mà đã tạo nên sự khác biệt trong phiên bản cờ của ông khi so sánh với những phiên bản cờ khác. Liệu đây có phải là tượng trưng cho đặc điểm địa lý của Việt nam với hệ thống sông ngòi chằng chịt? Và liệu có phải hệ thống này đã được khai thác triệt để trong chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt là trên sông Mekong?

Trả lời

Đúng như vậy. Tôi đã xuất phát từ thực tiễn cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Nhưng Việt Nam không chỉ có sông, không chỉ có Cửu Long… Việt Nam cũng như Nhật Bản, Anh Quốc, Indonesia, Lybia… còn có biển. Ngày nay vị trí chiến lược của biển vô cùng quan trọng. Cụ thể như tình hình Biển Đông hiện nay. Vì vậy cấu trúc bàn cờ có vùng biển là một sáng tạo vừa làm cho các nước cờ, thế cờ phong phú và lý thú. Cũng từ cấu trúc này tôi nghĩ rằng CỜ TƯ LÊNH sẽ thả sức vươn ra khắp thế giới. Ngay trong lúc tôi viết câu trả lời này thì nhận được một cú điện của Bình, sinh viên năm thứ hai Học viện Hải Quân Nha Trang. Em rất thích thú trong CƠ TƯ LÊNH có vùng biển và hỏi tôi học chơi cờ này ở đâu.

3. Liệu tôi có thể nhận định được rằng, sự kết hợp giữa bộ binh và thủy binh trong CỜ TƯ LỆNH, đã tạo nên một trò chơi mang tính Việt Nam thật sự?

Trả lời

Vâng, đúng thế… Nét điển hình trận chiến trong CƠ TƯ LÊNH là trận chiến hiệp đồng quân binh chủng. Nó tái hiện từ lịch sử hai cuộc chiến tranh qui mô lớn Việt Nam đã trải qua. Xem bài Trận chiến trên vùng biển trong haiduongblog. wordpress.com hoặc haiduongblog sẽ thấy được nét đặc thù của CƠ TƯ LÊNH.

4. Liệu có phải ông đã đưa nhũng kinh nghiệm bản thân của mình vào trong môn CỜ TƯ LỆNH này không?

Trả lời

Vâng đúng thế. CƠ TƯ LÊNH, một phần xuất phát từ những gì tôi đã phải trải qua trong chiến dịch tiến công năm 1972 tại mặt trận Quảng Trị. Quân đội Việt Nam không có máy bay tham chiến, pháo binh là lực lượng hỏa lực chủ yếu, trong lúc sư đoàn 304 bộ binh chưa tới kịp, với hỏa lực tập trung mãnh liệt của đoàn pháo binh Bông Lau (khi đó tôi là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2) cả trung đoàn 56 quân đội Sài gòn tại cao điểm 241, với căn cứ phảo binh Vua chiến trường 175mm, đã phải gọi điện trực tiếp cho pháo binh xin đầu hàng. Sang đợt 2 đơn vị tôi phải vượt qua sông Thạch Hãn, quân đội Mỹ đã dùng B52 rải thảm dọc sông Thạch Hãn, đơn vị tôi bị thương vong nhiều, xe pháo chẳng còn bao nhiêu. Đó chính là dấu ấn lịch sử, là hơi thở thời đại có thể tìm thấy trong CƠ TƯ LÊNH.

5. Cho phép tôi hỏi 1 câu hỏi ngoài lề. Tôi đoán là ông đã tham gia mặt trận chiến tranh chống Mỹ. Ông chiến đấu ở đâu? Liệu có khi nào những kinh nghiệm của ông lại chống lại chính sơ đồ thiết kế của CỜ TƯ LỆNH không? Có lẽ kể cả những chiến thuật cũng như sách lược giúp người chơi giành chiến thắng?

Trả lời

Tôi là giáo viên bộ môn trắc địa tại trường Sỹ quan Pháo binh. Sau cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân 1968, tôi được điều về làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 trung đoàn pháo dự bị Bộ Tổng. Tiểu đoàn tôi khi mới vào giới tuyến Vĩnh Lịnh có nhiệm vụ dùng pháo 130mm bảo vệ bờ biển giáng trả tầu chiến Hoa Kỳ dùng pháo hạm bắn vào khu Vĩnh Linh. Sức ép của hải quân Hoa Kỳ khi đó đặc biệt là vụ tàu Ma đốc gây ra chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc. Rồi tiếp đến chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 tại Hà Nôi, máy bay Míg phải rời tới sân bay bí mật để bất ngờ xuất kích diệt B52… Lịch sử hào hùng và ấn tượng đó đã thúc đẩy tôi cấu trúc nên cờ tư lệnh có vùng biển, có hệ thống cao xạ có dải hỏa lực phòng không và máy bay. Chơi CƠ TƯ LÊNH muốn thắng cuộc tất nhiên phải am hiểu chiến thuật, chiến lược. Tuy nhiên chiến thuật chiến lược trên chiến trường, khác chiến thuật chiến lược trên bàn cờ, kinh nghiệm chiến đấu chắc không tránh khỏi có lúc đi ngược lại ý đồ thiết kế của trò chơi.

6. Ý tưởng chính trong môn cờ , không những đối với XIANGQI/CỜ TƯỚNG mà còn cả ở cờ phương tây, là sự chiến đấu của 2 đội quân. Với lý do này thì XIANGQI/CỜ TƯỚNG cũng như cờ phương tây là cờ vua thực ra không mấy khác so với 1 dạng của „Sa bàn quân sự“ dùng trong quân đội , khi mà lúc đó chưa có sự mô phỏng hình ảnh trên máy tính. Tuy nhiên, tính thực tế của XIANGQI/CỜ TƯỚNG cũng như cờ phương tây bị mất dần khỏi nhận thức của người đánh cờ sau 1 thời gian chơi. Lúc đó, XIANGQI/CỜ TƯỚNG và đặc biệt là cờ vua sẽ chỉ chú ý nhiều đến toán học, địa lý học mà dần dần cách xa khỏi thực tế. CỜ TƯ LỆNH của ông liệu có đi ngược lại với qui luật này của XIANGQI/CỜ TƯỚNG và cờ vua hay không? Tính thực tế có được chú ý nhiều không khi mà một hệ thống vũ khí mới được khai thác (xe tăng, máy bay, tên lửa…) thay cho hệ thống vũ khí cũ là „Tương, Mã, Pháo“ (XIANGQI/CỜ TƯỚNG) hay „Tượng, Hậu“ (cờ vua)?

Trả lời

Trò chơi nào rồi cũng đến lúc xa dần thực tế, nó chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định. Khi cấu trúc CỜ TƯ LỆNH tôi không chỉ dựa vào thực tế đã qua mà còn chú ý tới những gì đang diễn ra ngày hôm nay và trong tương lai gần.

7. Có thể có những người sẽ nhận xét rằng, CỜ TƯ LỆNH quá mang tính hiếu chiến với hệ thống vũ khí hiện đại để có thể được coi như một trò chơi đơn thuần. Ý kiến của ông là gì khi nghe những lời nhận xét này?

Trả lời

Hãy làm quen dần với những thứ vũ khí hiện đại và hãy góp sức biến dần nó thành trò chơi. Với CƠ TƯ LÊNHđương nhiên chỉ là một trò chơi trên bàn cờ, có gì là hiếu chiến. Làm quen với nó để khi xảy ra chiến tranh, sẽ tránh được sự hủy diệt của nó. Tuy nhiên thông điệp của tác giả trong CƠ TƯ LÊNHchính là ước vọng một nền hòa bình trên trái đất, một ngày nào đó những thứ vũ khí giết người đó chỉ là những con cờ thực sự.

8. Liệu người ta có thể chống lại được sự phê bình này bằng cách nói rằng những môn cờ khác cũng mang tính hiếu chiến như vậy vì đó là cuộc chiến giữa 2 đội quân. CỜ TƯ LỆNH sử dụng lại ý tưởng chính của bộ môn cờ nói chung , thêm vào đó là hệ thống vũ khí hiện đại, những thứ mà trong thế giới bây giờ của chúng ta đang hiện hữu?

Trả lời

CƠ TƯ LÊNH tiếp thu tinh hoa của cờ tướng, cờ vua nhưng hoàn toàn không phải là bản sao hoặc hoán vị từ cờ tướng. CƠ TƯ LÊNH là cờ mở, cấu trúc và qui tắc nhiều khâu đi ngược với cờ tướng cờ vua. Ví dụ: CƠ TƯ LÊNH cấu trúc bàn cờ có vùng biển; tư lệnh trong CƠ TƯ LÊNH không cấm cung quanh quẩn trong sở chỉ huy mà có thể tham gia trực tiếp chiến đấu; quân bộ binh không chỉ được đi tiến, đi ngang kiểu gí tốt mà tung hoành dọc ngang khi tiến khi lui; pháo không chỉ đi chéo và bị ghìm chân bên này chiến tuyến như quân tượng trong cờ tướng mà được đi thẳng, đi ngang, đi chéo 45 độ, ăn quân đối phương vượt qua khối chắn theo qui tắc đường đạn cầu vồng, pháo trên tàu biển lại được đứng tại chố ăn quân đối phương; máy bay ăn quân đối phương có thể ở lại vị trí ăn hoặc trở lại vị trí sân bay cũ; cao xạ vừa ăn quân đối phương trên mặt đất mà còn có dải hỏa lực trên không để tạo thành bức tường chống lực lượng không quân đối phương… Những qui tắc đó chỉ mới có trong CƠ TƯ LÊNH … Tuy nhiên đây chỉ là sự đua tài về bản lĩnh chỉ huy, về mưu trí sáng tạo của hai người hoặc hai đội chơi, một bên là quân đỏ, một bên là quân xanh nhằm tạo cơ hội để các bạn trẻ nhất là sỹ quan tự đánh giá mình một cách chính xác về tri thức quân sự.

9. Trong CỜ TƯ LỆNH của ông luật „chiếu tướng“ thực hiện như thế nào? Quân vua có bị „ăn“ ngay không khi mà nó không tìm cách chạy thoát khi bị chiếu tướng? Theo tôi thì quân vua bị „ăn“ ngay khi nó vẫn còn đường chạy thoát mang tính thực tế cao hơn, giống như một dạng cờ của Nhật Bản tên là „SHOGI“.

Trả lời

Dẫu còn nhiều đường chạy thoát, nhưng không kịp phát hiện mũi đột kích, mũi chiếu của đối phương thì tư lệnh vẫn bị „diệt“. Đây là trường hợp đối phương không hô: chiếu tư lệnh! Còn nếu đối phương hô chiếu thì tất nhiên tư lệnh phải tìm cách chạy thoát chứ. Quân tư lệnh trong CỜ TƯ LỆNH còn được phép nhảy hẳn sang bên khu sở chỉ huy của đối phương để cùng quân sỹ bao vây và chiếu tư lệnh.

10. Bên cạnh tên lửa phòng không, ông còn đưa vào trong CỜ TƯ LỆNH cả máy bay, phương tiện mà thường được sử dụng cho khoảng cách lớn. Có phải vì thế mà bàn cờ của ông được nới rộng thành 11×12 thay vì 8×8 trong cờ vua hay 9×10 trong XIANGQI/CỜ TƯỚNG? Xin ông giải thích rõ hơn cho tôi hiểu.

Trả lời

Bàn cờ tư lệnh được nới rộng thành 11×12 vì thêm vùng biển là chủ yếu, tất nhiên cũng là nới rộng tầm hoạt động cho quân máy bay. Quân trên bàn cờ không phụ thuộc hoàn toàn vào thực tế như tầm hoạt động của máy bay hay thậm chí tên lửa vượt đại châu. Quân trên bàn cờ dẫu sao vẫn chỉ là qui ước. Ở đây máy bay có thể hiểu chung chung là không quân.

11.Ông có nghĩ rằng bàn cờ 11×12 đã đủ rộng cho tất cả các quân cờ hoạt động, đặc biệt là máy bay hay không? Có thể nới rộng bàn cờ hơn được không để đặc biệt là máy bay hoạt động được hiệu quả như trên thực tế? Liệu một bàn cờ lớn hơn thì có làm cho tình thế phức tạp hơn không?

Trả lời

Bàn cờ có nới rộng mấy cũng khó đáp ứng được thực tế. Tôi nghĩ 11x 12 là đủ. Trò chơi còn phải gọn nhẹ dễ sử dụng.

12. Ông nghĩ sao về ý tưởng thay thế „máy bay“ trong CỜ TƯ LỆNH thành „trực thăng“ để nó phù hợp hơn với thực tế khi bàn cờ của ta rộng 11×12?

Trả lời

Đó là một ý tưởng hay.

13. Một điều rất thú vị nữa là trong CỜ TƯ LỆNH còn có lực lượng làm nhiệm vụ mở đường. Nước đi của quân mở đường này là như thế nào? Quân mở đường này có được phép ăn các quân khác của đối thủ hay không vì quân mở đường không làm nhiệm vụ chiến đấu? Và nếu như tôi hiểu đúng luật lệ thì quân mở đường sẽ có nhiệm vụ giúp vượt sông khi trên sông không có gì để băng qua? Làm sao để thực hiện được điều này? Với những bước đi như thế nào để tôi có thể đưa quân mở đường tới dòng sông và đặt nó vào vị trí trên sông? Liệu đối thủ của tôi có thể phá kế hoạch này bằng cách chặn hoặc ăn quân được không?

Trả lời

Binh chủng công binh là quân mở đường. Nó không chỉ có nhiệm vụ bắc cầu cho các phương tiện khác qua, mà còn có nhiệm vụ phá rào mở đột phá khẩu… nghĩa là nó có sứ mệnh như quân bộ binh: đi và ăn quân đối phương từng đoạ

14. Trong CỜ TƯ LỆNH cũng có quân pháo. Cách thức di chuyển của quân này như thế nào để có thể bảo vệ được các quân cờ khác?

Trả lời

Trong CỜ TƯ LỆNH quân pháo được đi và ăn quân đối phương theo trục và chéo 45 độ từ một đến ba đoạn. Được phép đi và ăn quân đối phương vượt qua khối chắn, vượt qua sông. Nhưng nếu chỉ cơ động đơn thuần thì không được phép vượt qua khối chắn và vượt qua đoạn sông sâu. Pháo trên tàu chiến bắn vào đất liền, hoặc pháo từ đất liền bắn ra tàu chiến được phép đứng tại chỗ. Pháo trong CỜ TƯ LỆNH thường được sử dụng ngay trong giai đoạn khai cuộc để nhằm phá hủy hệ thống phòng không cao xạ của đối phương, tạo điều kiện cho máy bay tiến công.

15. Hai vua có thể trực tiếp đánh nhau được không? Điều đấy được thực hiện như thế nào?

Trả lời

Hai tư lệnh có thể trực tiếp đánh nhau. Ăn nhau khi lộ mặt tư lệnh kiểu như cờ tướng. Đặc biệt trong CỜ TƯ LỆNH, tư lệnh có thể sang tận sở chỉ huy của tư lệnh đối phương cùng quân của mình vây bắt và chiếu bí tư lệnh đối phương.

16. Tôi nhận thấy rằng, khi 2 đội hoàn tất sự dàn quân của mình và bắt đầu vào trận đấu thì ván cờ sau đó được diễn ra khá nhanh, đúng vậy không? Điều này có phải do tác động của lực lượng Không quân (giống như trên thực tế) ?

Trả lời

Nhanh chậm còn do qui định của lối chơi. Nếu chơi theo giờ, tính điểm, trong lúc nghỉ giải lao mười hoặc mười lăm phút thì tất nhiên phải nhanh và khi chơi tốc độ sẽ dễ bị nướng quân. Không quân có lợi thế là oanh kích xong được phép trở về vị trí ngay tránh được quân đối phương tấn công, nên nếu không tinh, không nhìn được toàn cục diễn biến thì rất dễ bị mất quân.

17. Có thể nói rằng, CỜ TƯ LỆNH của ông không phải là một hình thức khác của XIANGQI mà nó là sự thay thế cho XIANGQI vào thời điểm hiện tại?

Trả lời

Vâng đúng thế.

18.Ở thế kỷ thứ 9, sau khi vũ khí với thuốc nổ được đưa vào quân đội Trung Quốc, thì trong cờ XIANGQI cũng xuất hiện quân Pháo như một sự phản ánh lại của hiện thực. Vậy việc đưa xe tăng, máy bay, cao xạ, tên lửa vào trong CỜ TƯ LỆNH cũng giống như quân pháo trong XIANGQI?

Trả lời

Vâng, đúng thế.

19. Hiện nay giới trẻ ở khắp nơi trên thế giới đã bị lôi quấn quá nhiều bởi những trò chơi chiến đấu trên máy tính. Vậy CỜ TƯ LỆNH có sức thu hút tới mức nào để họ có thể từ bỏ máy tính và quay lại với những trò chơi dân gian như thế này? Ông có nghĩ đến điều đó khi phát triển trò chơi này không?

Trả lời

Dù sao trò chơi máy tính vẫn chỉ là trò chơi trên máy tính, trò chơi trên máy tính không thể thay thế trò chơi trực diện vô cùng phong phú, trí tuệ, mưu lược và thú vị giữa con người với con người.

20. Liệu CỜ TƯ LỆNH của ông có giúp những người trẻ tuổi biết rõ hơn về môn CỜ TƯỚNG và qua đó cảm thấy thích thú không? Có thể coi CỜ TƯ LỆNH như một chiếc cầu nối giữa văn hóa trò chơi cổ truyền của Việt Nam và văn hóa trò chơi hiện đại được không?

Trả lời

Tất nhiên khi xuất hiện CỜ TƯ LỆNH những người chơi cờ tướng sẽ tìm hiểu điều gì khác và giống nhau giữa hai môn cờ. Họ sẽ hiểu sâu hơn về cờ tướng và họ cũng thấy được điều gì mới hấp dẫn trong CỜ TƯ LỆNH, vậy đúng như tiến sỹ nói; có thể coi CỜ TƯ LỆNH như chiếc cầu nối giữa văn hóa trò chơi cổ truyền và văn hóa trò chơi hiện đại.

21. Hiện nay trò chơi này hoàn toàn có khả năng được thực hiện trên máy tính dưới hình thức 3D. Ông có nghĩ đến ý định này không? Đã có phiên bản nào dành cho máy tính hay chưa?

Trả lời

Tôi hy vọng kịch bản CỜ TƯ LÊNH của tôi sẽ trở thành phiên bản thú vị của nghệ thuật dưới hình thức 3D. Tôi có tham vọng nhưng chưa có điều kiện làm việc trên một phiên bản dành cho máy tính. Điều này Liên đoàn cờ Quốc tế liệu có thể là cha đỡ đầu giúp cho CƠ TƯ LÊNH có bước phát triển tiếp theo?

22. Liệu một trò chơi mang tính chiến lược như CỜ TƯ LỆNH có đủ khả năng truyền cảm hứng cho những người trẻ tuổi, những người mà từ trước cho tới giờ chỉ say sưa với những trò chơi bắn nhau đơn thuần? Và liệu CỜ TƯ LỆNH có nâng cao được trình độ của những trò chơi trong thời buổi bây giờ hay không?

Trả lời

Trò chơi bắn nhau đơn thuần chỉ hấp dẫn ở lứa tuổi vị thành niên, chủ yếu ở lứa tuổi học sinh cấp hai. Lớn lên một chút thanh niên sẽ nghiêng dần về trò chơi trí tuệ.

23. Các quân cờ trong CỜ TƯ LỆNH không hề có khắc chữ Hán nữa mà được dán hình ảnh minh họa lên trên. Có phải bởi vì giới trẻ bây giờ không có hứng thú đọc nữa mà chỉ thích nhìn hình ảnh hay không?

Trả lời

Có thể nói lớp trẻ bây giờ đang sống trong thời đại tốc độ thời đại trực quan. Ngay cả tiểu thuyết cũng phải hay lắm, lạ lắm, có tiếng vang lắm họ mới bỏ thời gian để đọc.

24. Liệu bước phát triển tiếp theo cho CỜ TƯ LỆNH là tạo ra những quân cờ dạng 3D đúng với hình mà nó tượng trưng (xe tăng, máy bay, tàu…) không hay là hiện tại đã có bộ cờ như vậy rồi?

Trả lời

Bước tiếp theo sẽ là như vậy, nhưng hiện nay chưa có bộ cờ như vậy.

25. CỜ TƯ LỆNH đã được bán tại Việt Nam hay chưa? Nguyên liệu nào để sản xuất ra bộ cờ này? Gía một bộ cờ là bao nhiêu?

Trả lời

CƠ TƯ LÊNH của tôi ở Việt Nam chưa gặp được người am hiểu, có tiềm năng tài chính và có tình yêu với bộ môn cờ như tiến sỹ. Tiến sỹ là người am hiểu sâu sắc nghệ thuật cờ lại có mối quan hệ toàn cầu. Tôi rất mong qua tiến sỹ tôi gặp được nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính và thấy được lợi ích lâu dài của cờ ra tay sản xuất những bộ cờ đẹp như bộ cờ tôi được thấy trong tấm ảnh của tiến sỹ, tổ chức lập trình để cộng đồng có thể chơi cờ trực tuyến trên mạng. Trước mắt trung tâm văn hóa sách Tràng An sẽ in sách CỜ TƯ LÊNH – CỜ VIÊT NAM để quảng bá trong nội địa.

26. Có thể lấy CỜ TƯ LỆNH ra làm hình mẫu cho XIANGQI/CỜ TƯỚNG bằng cách dán hình ảnh minh họa lên quân cờ hoặc tạo hình quân cờ theo thực tế để làm cho môn cờ này trở nên thú vị hơn đối với giới trẻ? Ông có thể xem lại đường link www.youtube.com/watch?v=r_efJJa4-MI , trong đó tôi hướng dẫn luật chơi của XIANGQI/CỜ TƯỚNG với bộ cờ 3D mà tôi tự chế tạo ra .

Trả lời

Tôi đã xem loại cờ hình khối của cờ tướng mang tính trực quan, tất nhiên nó đem lại sự đa dạng và thú vị hơn, nhưng nó có phần đi ngược lại lối chơi tư duy sâu của cờ tướng cổ điển, phù hợp hơn với đối tượng người lớn tuổi. CƠ TƯ LÊNH với cái lõi là loại cờ mở, với nước cờ, thế cờ gần gũi với chiến thuật chiến lược trong chiến tranh hiện đại, thì các quân cờ biểu trưng cho các quân binh chủng gần gũi chắc chắn sẽ thú vị hơn, đặc biệt với lớp trẻ.

27. Có thể đưa CỜ TƯ LỆNH vào trong giảng dạy quân sự được không như một sự tập luyện về chiến lược và chiến thuật, cũng giống như XIANGQI/CỜ TƯỚNG đã được đưa vào giảng dạy quân sự từ 2200 năm trước đây?

Trả lời

Rất có thể. Có thể dùng nước cờ hay để bổ trợ cho học viên hiểu thêm về chiến thuật. Đặc biệt coi cờ là công cụ vừa học vừa chơi ngoài giờ luyện tập chính thức.

28. Tôi đã được xem một bức ảnh mà ông đang chỉ cách chơi môn cờ này cho những người lính trẻ. Vậy CỜ TƯ LỆNH đã được phổ biến rộng rãi trong quân đội hay chưa? Đã có cuộc thi đấu nào diễn ra chưa?

Trả lời

CỜ TƯ LỆNH còn rất mới, mặc dù đã được báo Quân đội Nhân dân, báo của Liên đoàn Cờ Vietnamchess, báo Văn hóa, báo Thể thao Văn hóa , kênh truyền hình VTC1, kênh truyền hình STTV phổ biến rộng rãi nhưng chưa được các tổ chức quản lý chuyên ngành thể thao trí tuệ có kế hoạch chính thức tổ chức, đầu tư và phát triển. Tôi mới chỉ bồi dưỡng cho một số hạt nhân để từ đó cờ được lan rộng trong cộng đồng. Thời gian tới có sách hướng dẫn trong toàn quốc, trong quân đội, tôi tin là cờ sẽ mau chóng phát triển trong cộng đồng.

29. Trong quân đội Đức, chơi cờ, đặc biệt là cờ vua rất được ủng hộ. Ông nghĩ sao khi chúng ta tổ chức một cuộc thi đấu cờ giữa quân đội Đức và Việt Nam?

Trả lời

Đó là ước mơ của tôi. Nhưng chuyện đó là của các cấp chỉ huy của hai quân đội.

30. Và trước khi điều này được xảy ra, tôi muốn được cho những người lính Đức thử chơi trò chơi này. Ý kiến ông ra sao?

Trả lời

Tôi đồng ý để những chiến sỹ trong quân đội Đức chơi thể nghiệm. Quá trình chơi sẽ có những ý kiến xác đáng giúp cho CỜ TƯ LỆNH hoàn thiện hơn.

31. Liệu có thể kết hợp XIANGQI/CỜ TƯỚNG , cờ vua, CỜ TƯ LỆNH với môn CỜ NGƯỜI được không?

Trả lời

Rất có thể.

32. Và cuối cùng, tôi còn có một số câu hỏi dành cho cá nhân ông:

· Ông sống ở Hà Nội có đúng không thưa ông?

· Xin ông cho biết năm nay ông được bao nhiêu tuổi?

· Ông tham gia chiến tranh cho tới khi nào?

· Theo như tôi hiểu, ông còn tham gia sản xuất phim cho đài truyền hình. Xin ông cho biết 2 sản xuất lớn nhất của ông trong lĩnh vực này cho tới bây giờ là gì?

· Tôi chắc chắn là ông chơi Cờ tướng. Ông có thể nói cho tôi biết thành công lớn nhất của ông là gì không?

· Ông Hải kính mến, tôi xin lỗi vì đã làm phiền ông với quá nhiều câu hỏi, chỉ bởi vì tôi rất muốn hiểu kỹ hơn về trò chơi đầy ấn tượng này của ông. Và bởi vì chúng ta không thể nói chuyện được trực tiếp với nhau – ít nhất là trong lúc này – nên những câu hỏi này sẽ được thực hiện qua Email để bài phỏng vấn trở nên có hiệu lực.

Vì vậy thưa ông, tôi mong mỏi nhận được những câu trả lời thú vị của ông và tôi sẽ rất vui mừng khi ông trả lời tôi trước thứ 6 ngày 22.04.2011.

Kính chào,

Dr.Gene Gralla

GG Production

Hamburg, Germany

Người tóc bạc là nghệ sỹ đại tá Lê Thế Tục, người mặc áo trắng bên phải là giám đốc Trung tâm sách Tràng An

Trả lời

Tôi sống ở Hà Nôi, 79 tuổi, tuổi âm lịch đã 80.

Năm 1973 sau khi chỉ huy một khối xe xích kéo pháo 130mm diễu qua lễ đài tại Ba Đình trong ngày mừng chiến thắng, tôi đã rời quân đội sang làm điện ảnh. Năm 1976 tôi có mặt ở Sài Gòn biên kịch cho bộ phim tài liệu Bước chân pháo binh, do điện ảnh Quân đội Việt Nam sản xuất.

Cuốn nhật ký chiến tranh Mùa hè cháy của tôi viết về mặt trận Quảng Trị, mặt trận ác liệt nhất, do NXB Quân đội và NXB Hội nhà Văn ấn hành đã tái bản lần thứ ba. Mỹ đã ném xuống đây một lượng bom tương đương sức phá hoại của bẩy quả bom nguyên tử. Cuốn nhật ký được năm tướng lĩnh giới thiệu, đại tướng Võ Nguyên giáp, thương tượng Hoàng Minh Thảo… Dư luận đánh giá đây là cuốn nhật ký đặc sắc trong đó đã có lửa. Trong cuộc vận động viết về Hồ Chí Minh, kịch bản sân khấu Hồ Hồ Chí Minh của tôi được giải xuất sắc.

Cách đây hai năm hãng phim tfs thành phố Hồ chí Minh dựng của tôi phim giọt đắng viết về cà phê độ dài 21 tập. Hiện nay Hãng phim truyện Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đang dựng 32 tập phim truyện của tôi với tựa đề Vàng đề tài muôn mặt làm giàu. Đó cũng là nội dung phát triển từ kịch bản sân khấu Tỷ phú ổ rác của tôi được Nhà hát Thế giới trẻ Sài Gòn biểu diễn và cũng là nội dung tiểu thuyết Tỷ phú ổ rác của tôi, nhà xuất bản Văn học cho ra mắt độc giả cuối tháng 4 này.

Tôi hy vọng cùng với sự giúp đỡ của tiến sỹ, của Liên đoàn cờ Quốc tế, CƠ TƯ LÊNH mau chóng trở thành một bộ cờ được phổ cập trong mọi tầng lớp không những ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia.

Chân thành cảm ơn Tiến sỹ đã quan tâm tới đứa con tinh thần của tôi.

Đại tá nhà văn Quí Hải

Nguyên đoàn trưởng doàn Kịch Nói Quân đội

Thưa Tiến sỹ Rena Gralla

Tôi đã đọc bức thư thứ hai của Tiến sỹ ngày 7 tháng 4 năm 2011. Xin nói để Tiến sỹ hiểu thêm về tôi. Thời trẻ, tôi có chơi cờ Tướng, nhưng có lẽ đến vài chục năm nay không trực tiếp chơi. Thỉnh thoảng đứng chầu rìa anh em chơi ở quán nước. Tôi cũng không có thời gian truy cập để biết về lịch sử phát triển của cờ ở Nga hay Hà Lan, mà chủ yếu từ tư duy và sức tưởng tượng của chính bản thân qua những gì tôi đã trải nghiệm trong chiến tranh và những gì đang diễn ra trên thế giới.

Tôi cũng xin thành thật trả lời gợi ý của Tiến sỹ về ước vọng của tác giả về môn cờ. Tôi năm nay đã ngót tám mươi tuổi, quĩ thời gian còn không nhiều, tiềm lực tài chính lại không có. Tôi muốn qua Tiến sỹ hoặc chính Tiến sỹ tìm cho môn CỜ TƯ LÊNH một người cha đỡ đầu có tiềm lực tài chính và mối quan hệ toàn cầu để CƠ TƯ LÊNH mau phát triển. Có nghĩa là tôi muốn tìm một đối tác để nhượng quyền tác giả.

Trân trọng Cảm ơn.

Đại tá Nhà văn Quí Hải

- Phần hỏi bằng tiếng Đức

Von: Rechtsanwalt Dr. R. Gralla
Gesendet: Donnerstag, 7. April 2011 21:05
An: ‘haibienkich@yahoo.com
Betreff: CO TU LENH – Interview für deutsche Medien

Dr. Rene Gralla
GG Production
Herbert-Weichmann-Str. 90
22085 Hamburg
Germany

fon: +49 / (0)40 / 25 30 69 0
fax: +49 / (0)40 / 25 30 69 29
cell: +49 / (0) 173 / 230 87 15
email:

7. April 2011
+ CO TU LENH – Interview für deutsche Medien

Sehr geehrter Herr Oberst HAI,

mit sehr großem Interesse habe ich von der wunderbaren neuen Version des CO TUONG gelesen, die Sie entwickelt haben, nämlich von Ihrem

+ sehr spannenden CO TU LENH!

Das Spiel gefällt mir sehr gut!

Ich schreibe Ihnen heute, weil ich Ihre Email-Adresse freundlicherweise erhalten habe von

+ Herrn Oberst i. G. PHAM DUY PHE.

Herr Oberst PHAM DUY PHE (Email-Adresse: duyphe@yahoo.com ) ist Verteidigungsattaché an der Botschaft der SR Vietnam in der Bundesrepublik Deutschland in Berlin.

Sehr geehrter Herr Oberst HAI, verzeihen Sie mir bitte, dass ich Ihnen in deutscher Sprache schreibe, weil ich leider kein Vietnamesisch spreche. Herr Oberst PHAM DUY PHE hat mir jedoch mitgeteilt, dass ich Ihnen in deutscher Sprache schreiben darf, weil Sie eine Person Ihres Vertrauens haben, die Ihnen dann meine Email und meine Fragen übersetzen wird. Sie wiederum antworten mir gerne in vietnamesischer Sprache, weil ich mir dann Ihre Antworten von vietnamesischen Bekannten hier in Deutschland übersetzen lassen werde.

Erlauben Sie mir nun, dass ich mich Ihnen vorstelle. Mein Name ist Dr. Rene Gralla, und ich bin neben meiner Arbeit als Rechtsanwalt ein deutscher Journalist, der als freier Autor über Spiele, Reise und Schach – mit einem Schwerpunkt auf XIANGQI und CO TUONG – schreibt. Erst kürzlich ist in vietnamesischer Sprache die Übersetzung eines meiner Features über die großartige Kultur des CO TUONG in Vietnam veröffentlicht worden auf der sehr bekannten vietnamesischen Website Vietnamchess.com, nachfolgend der Link:

http://www.vietnamchess.com.vn/index.php?option=com_content&view=articl…

Wenn Sie außerdem meinen Namen eingeben in die Suchmaschinen von www.google.de oder www.yahoo.com , werden Sie eine Reihe meiner Interviews und Features finden. Insbesondere ist auf Grund meines Vorschlages im deutschsprachigen Programm des Musikkanals MTV ein Feature über XIANGQI gesendet worden. Sie können den Beitrag bei Youtube.com sehen unter dem Link www.youtube.com/watch?v=0NBXZN6MYXI , und Sie werden in der Sendung dann auch mich sehen, wie ich das XIANGQI erkläre, und zwar an einem großen Set mit richtigen Figuren, und diesen Set habe ich selber gebastelt (per Folgemail erhalten Sie ein Bild, das diesen Set zeigt).

Nun, weil ich auf der Website Vietnamchess.com über Ihr faszinierendes und zukunftsweisendes CO TU LENH gelesen habe, möchte ich dieses großartige Spiel den Fans des Schachspiels, aber auch den Fans strategischer Spiele und den Fans von Battle Games allgemein hier in Deutschland vorstellen. Ich möchte das tun mit einem Interview, das ich gerne mit Ihnen führen möchte, und ergänzend zum Interview möchte ich die Regeln des CO TU LENH erläutern.

Den Text möchte ich in deutschen Medien veröffentlichen, geplant sind auf jeden Fall Veröffentlichungen bei Chessbase.de und in der Tageszeitung “Neues Deutschland” (ND).

Sehr geehrter Herr Oberst HAI, nachfolgend maile ich Ihnen meine Fragen.

——————————————————————————————————————

—————————————————————————-

Interview mit Herrn Oberst HAI – die Fragen

—————————————————————————-

1. Das CO TU LENH ist eine modernisierte Version des XIANGQI/CO TUONG - mit modernen Waffensystemen wie Panzern, Flugzeugen, Raketen und Flak, und andereseits fehlen dafür Pferde und Elefanten. Wie sind Sie auf die Idee gekommen, das CO TU LENH zu entwickeln?

2. Besonders auffällig: Auf dem Spielplan des CO TU LENH gibt es nicht nur einen Grenzfluss wie im XIANGQI/CO TUONG, sondern eine ausgedehnte Wasserzone, auf der – und das hebt Ihre Version von allen anderen bekannten Schachvarianten ab – auch Kanonenboote operieren. Spiegelt Ihr Konzept damit die Realität der vietnamesischen Topographie wieder – für die viele Wasserläufe typisch sind? So dass während des Krieges zwischen den USA und Vietnam eben auch auf den Wasserläufen operiert worden ist, insbesondere auf dem Mekong?!

3. Kann man deswegen sagen, dass gerade diese Kombination aus Land- und Seestreitkräften, die für Ihr CO TU LENH typisch ist, Ihr Spiel zu einem ECHTEN VIETNAMESISCHEN SPIEL macht?

4. Insofern haben Sie wahrscheinlich, sehr geehrter Herr Oberst Hai, Ihre eigenen Erfahrungen aus Ihrer eigenen aktiven Zeit in den vietnamesischen Streitkräften in das CO TU LENH einfließen lassen?

5. Erlauben Sie mir insofern eine – erweiterte – Zwischenfrage: Ich nehme an, dass Sie dann sicher auch während des Krieges gegen die USA im aktiven Dienst gewesen sind?! Sie sind dann wahrscheinlich auch an der Front gewesen?! Wo haben Sie gekämpft? Und diese Erfahrungen haben sich im Konzept des CO TU LENH niedergeschlagen?! Vielleicht auch in Strategie und Taktik des CO TU LENH, wenn man im Spiel zum Erfolg gelangen will?!

6. Die Grundidee des Schachspiels – und das gilt sowohl für XIANGQI/CO TUONG als auch für das westliche Schach – ist es eigentlich, dass zwei Armeen gegeneinander antreten. Im Grunde sind XIANGQI/CO TUONG bzw. westliches Schach in ihren Ursprüngen daher nichts anderes als eine Art Sandkastenübung für Militärs zu einer Zeit, als es noch keine Simulationen am Computer gab. Dieser realistische Hintergrund von XIANGQI/CO TUONG bzw. westlichem Schach ist allerdings im Lauf der Zeit aus dem Bewusstsein der Spieler verschwunden, die XIANGQI/CO TUONG – und noch stärker gilt das für das westliche Schach – mehr mathematisch-geometrisch und losgelöst vom sozusagen realistischen Hintergrund betrachten. Ihr CO TU LENH holt dagegen das Konzept von XIANGQI/CO TUONG und westlichem Schach wieder zurück auf den Boden der Realität? Indem in Ihrem CO TU LENH realistische – weil aktuell eingesetzte - Waffengattungen operieren (Panzer, Flugzeuge, Raketen pp.) und keine überholten Waffensysteme wie “Elefanten”/”Pferde”/”Streitwagen” (XIANGQI/CO TUONG) oder “Läufer”/”Damen” (westliches Schach)?!

7. Kritiker könnten sagen, dass Ihr CO TU LENH zu “kriegerisch” ist – mit seinen modernen Waffensystemen – , um noch ein “Spiel” zu sein. Ihre Antwort auf solche Kritik?

8. Könnte man nicht eventuelle kritische Einwände - siehe die vorausgegangene Frage 7 – damit kontern, dass gerade Ihr CO TU LENH mit seinen modernen Waffensystemen dadurch, dass die Grundidee des Schachs wegen der Verwendung moderner Waffensysteme in die Gegenwart transponiert wird, das Spiel an seine eigentliche historische Grundidee wieder heranführt?! Dass hier nämlich zwei Armeen miteinander ringen?!

7. Wird denn eigentlich auch in Ihrem CO TU LENH der gegnerische General noch “matt” gesetzt? Oder darf der einfach geschlagen werden – sofern er einer Bedrohung nicht ausweicht?! (Falls man den General einfach schlagen darf, wäre das ja quasi realistischer – wobei interessanterweise auch das japanische Schach “SHOGI” dieses Schlagen ohne Ankündigung zulässt.)

8. Neben Raketen werden in Ihrem CO TU LENH auch Flugzeuge eingesetzt. Gerade Flugzeuge sind Waffensysteme mit einer sehr großen Reichweite, und um diese große Reichweite realitätsnah anzubilden – was ja die Grundidee des CO TU LENH ist - braucht man einen weiträumigen Spielplan. Das übliche Schachszenario westlicher Prägung – mit 8×8 Positionen – reicht dafür natürlich nicht aus, aber auch das traditionelle XIANGQI/CO TUONG-Szenario mit 9×10 Positionen ist in seinen Abmessungen zu begrenzt. Daher die Erweiterung des Spielfeldes auf 11 x 12 Positionen? Bitte sagen Sie dazu ein paar erläuternde Worte!

9. Aber: Reicht denn eigentlich bereits das auf 11 x 12 Positionen erweiterte Senario aus, um den verschiedenen Einheiten – und vor allem den Luftstreitkräften – ausreichend Operationsfläche zu geben?! Hätte man dazu das Szenario nicht viel größer konzipieren müssen? Mit mindestens 19×19 Positionen – so wie es, bitte sehen Sie den Link: www.chessvariants.com/xiangqivariants.dir/chin7.gif , der Chinese Sima Guang (1019-1086) in seinem QIQUO XIANGQI gemacht hat, das die Zeit der Streitenden Reiche simulieren sollte? Oder hätte man nicht das Feld Ihres CO TU LENH – um die Reichweite von Raketen und Flugzeugen zu simulieren – nicht noch weiträumiger konzipieren müssen, auf 20×21 Positionen oder mehr? Zum Beispiel hat es in Japan vor einigen hundert Jahren das Riesen-TAI KYOKU SHOGI gegeben, mit 36×36 Positionen (und dann allerdings auch mit insgesamt 802 Steinen!), und ein derartig weiträumiges Szenario wäre doch ideal für weiträumige Luftoperationen?! Bitte sehen Sie das entsprechende beeindruckende Bild unter dem Link http://history.chess.free.fr/images/shogivar/taikyoku.jpg !

10. Aber vielleicht wäre ein Szenario, das größer wäre als das von Ihnen gewählte Szenario mit 11 x 12 Positionen, zu groß, um spielbar zu sein?! Wenn dem so ist: Was halten Sie von der Idee, die Einheiten, die im CO TU LENH bisher “Flugzeuge” heißen, in “Helikopter” umzubenennen?! Um einerseits der Tatsache Rechnung zu tragen, dass diese Einheiten durch die Luft fliegen, und um andererseits der Tatsache Rechnung zu tragen, dass, was dem 11 x 12-Positionen-Szenario geschuldet ist, der Einsatzradius der Luftstreitkräfte im CO TU LENH nicht derart weiträumig ist, wie man das von Flugzeugen erwarten dürfte?!

11. Sehr interessant sind die Einheiten, die im CO TU LENH “Pioniere” repräsentieren. Wie ziehen diese “Pioniere”? Dürfen “Pioniere” auch gegnerische Steine ausschalten? Und: Wenn ich die Regeln richtig verstanden habe, können es die “Pioniere” eigenen Einheiten auch an Stellen des Flusses, wo es keine “Furten” gibt, möglich machen, den Fluss zu überschreiten?! Wie funktioniert das nach den Regeln des CO TU LENH? Wie mache ich es Einheiten – die sonst nicht über den Fluss kommen würden – möglich, den Fluss an Stellen, wo es keine Furt gibt, zu überschreiten? Wie muss ich dafür ziehen – mit welcher Abfolge, in der “Pioniere” und Einheiten, die den Fluss überschreiten wollen, ´muss ich ziehen? Und: Kann der Gegner das stören? Indem er zum Beispiel die “Pioniere” bekämpft und gegebenenfalls ausschaltet?

12. Offenbar gibt es im CO TU LENH auch Steine, die Bunker respektive Verteidigungsanlagen repräsentieren. Wie funktionieren diese Steine? Wie setze ich die ein, um andere Einheiten zu schützen? Bitte erklären Sie den Spielmechanismus!

13. Können sich eigentlich die beiden feindlichen Generäle direkt bekämpfen? Wenn ja: Wie funktioniert das?

14. Ist mein Eindruck richtig, dass – sobald beide Armeen ihren Aufmarsch beendet haben und die Kampfhandlungen beginnen – es dann relativ rasch zu einer Entscheidung kommt? Und dass diese schnelle Entscheidung insbesondere zusammenhängt mit der Wirkung, die moderne Luftstreitkräfte (die ja zum CO TU LENH gehören) entfalten? So dass eben das CO TU LENH die moderne Realität widerspiegelt, wenn moderne Armeen aufeinandertreffen?

15. So dass Ihr CO TU LENH weniger eine Variante des XIANGQI ist, sondern eine Anpassung des XIANGQI an die Realität der Gegenwart?

16. Im 9. Jahrhundert sind – nachdem Geschütze mit Explosivkampfstoffen in den chinesischen Armeen eingesetzt worden sind – auch in das XIANGQI Kanonen eingebaut worden, als Reflex der veränderten Realität. Ist damit Ihr CO TU LENH – das nun Panzer und Flugzeuge und Raketen pp. in das Szenario einbaut – vergleichbar mit der Reform von einst, die in das XIANGQI die Kanonen eingebaut hat?

17. Sehr populär bei Jugendlichen weltweit – und damit sicher auch in Vietnam – sind strategische Battle Games an Computern. Insofern hat ja Ihr CO TU LENH das Potenzial, die modernen Jugendlichen weg von den Computern zu holen und wieder zurück an das klassische Szenario von strategischen Süielen, nämlich ans Brett?! Und das haben Sie sicher auch beabsichtigt?!

18. Insofern kann Ihr CO TU LENH vielleicht sogar einige Jugendliche dazu bewegen, das klassische CO TUONG ihrer Ahnen zu entdecken?! Und sich dafür zu begeistern?! So dass Ihr CO TU LENH auch ein spannender Ansatz ist, eine Brücke zu schlagen zwischen der klassischen Spielkultur in Vietnam und der modernen Spielkultur?!

19. Gleichzeitig bietet sich das Szenario Ihres CO TU LENH aber auch dafür an, für den Computer adaptiert zu werden, als spannende Version in 3D . Haben Sie entsprechende Pläne? Wird schon an einer Version für den Computer gearbeitet?

20. Wäre dann eine CO TU LENH-Version für den Computer nicht auch eine gute Möglichkeit, die vielen Jugendlichen, die sich bisher mit strategisch relativ simplen Computerspielen beschäftigen, für echte Strategiespiele – statt primitver Ballerei am Schirm – zu begeistern, nämlich für CO TU LENH am Computer? Würde das CO TU LENH auch auf diese Weise einen Beitrag zur Hebung des Niveaus der modernen Spielkultur leisten?

21. Für das Design der Steine des CO TU LENH haben Sie keine Schriftzeichen auf den Steinen gewählt, sondern Aufdrucke, die als Piktogramme die jeweiligen Einheiten bildlich darstellen. Eine bewusste Entscheidung gegen das traditionelle Design? Weil moderne Jugendliche, die von der modernen Bildsprache der Popkultur geprägt sind, nicht mehr so gerne lesen, sondern rasch zu begreifende Piktogramme den Schriftzeichen vorziehen?

22. Wäre es dann nicht sogar ein konsequenter nächster Schritt, für das CO TU LENH richtige Figuren, die in 3D die jeweiligen Einheiten darstellen (als Mini-Panzer, – Flugzeuge, – Schiffe pp.), zu entwickeln? Oder gibt es bereits derartige Sets?

23. Überhaupt: Ihr CO TU LENH kann man in Vietnam sicher bereits kaufen? Aus welchem Material ist das gefertigt? Wie teuer ist ein Set?

24. Könnte das Vorbild des CO TU LENH – mit leichter fasslichen, nämlich bildhaften Darstellungen der Steine (oder gar mit Darstellungen der Steine als richtige Figuren) das Spiel für moderne Jugendliche attraktiver zu machen – auch ein Modell sein, um das klassische XIANGQI/CO TUONG für Jugendliche wieder attraktiver zu machen? Ich selber habe damit auch experimentiert – mit einem 3D-Set, den Sie im bereits erwähnten MTV-Clip sehen (und in einem Bild, das ich Ihnen per Folgemail übermittele), sowie mit der von mir vorgenommenen Transformation des XIANGQI/CO TUONG in ein realistisches Battle-Szenario, das ein Clip bei Youtube.com zeigt, hier der Link: www.youtube.com/watch?v=r_efJJa4-MI – , und die Resonanz ist unisono positiv. Kann der vorstehende Ansatz – der, ohne Ihr CO TU LENH gekannt zu haben, das Konzept Ihres CO TU LENH auf das klassische XIANGQI/CO TUONG überträgt – ein Ansatz sein, der auch das XIANGQI/CO TUONG optisch modernisiert und damit optisch für moderne Jugendliche wieder interessant macht?

25. Könnte Ihr CO TU LENH vielleicht auch für die Schulung in den Streitkräften eingesetzt werden? Als spielerische Beschäftigung mit moderner Strategie und Taktik? Würde damit auch auf diese Weise durch CO TU LENH die Grundidee des XIANGQI/CO TUONG, als das XIANGQI/CO TUONG vor 2200 Jahren erfunden wurde – nämlich zur strategischen Schulung in den Streitkräften zu dienen, sehen Sie bitte noch einmal Frage Nr.6 - , wiederbelebt, indem die Grundidee an die Erfordernisse der Gegenwart angepasst wird?

26. Ich habe Bilder gesehen, die Sie, sehr geehrter Herr Oberst HAI, zusammen mit jungen Soldaten zeigen. Demnach wird CO TU LENH bereits in den vietnamesischen Streitkräften gespielt? Sind da auch bereits Turniere ausgetragen worden?

27. In der deutschen Bundeswehr wird der Schachsport – wenngleich das westliche Schach – sehr gefördert. Nachdem ich entsprechend bei der Bundeswehr nachgefragt habe, ist mir mitgeteilt worden, dass, sofern von den vietnamesischen Streitkräften ein entsprechender Vorschlag kommt, sich die Bundeswehr einen Vergleichskampf mit den vietnamesischen Streitkräften gut vorstellen kann. Die Bundeswehr würde es dann auch sehr spannend finden, zusätzlich zum westlichen Schach den Wettkampf im XIANGQI/CO TUONG auszutragen. Ihre Meinung zu einem derartigen Vergleichskampf?

28. Würde es zu einem derartigen Vergleichskampf kommen, würde ich dann auch versuchen, zusätzlich ein Testspiel in Ihrem CO TU LENH vorzuschlagen. Ihre Meinung dazu?

29. Sofern es zu einem Schachwettkampf in XIANGQI/CO TUONG sowie im westlichem Schach – und dann vielleicht zusätzlich noch im CO TU LENH – kommen sollte, und falls der Wettkampf (oder das Rückspiel) in Vietnam ausgetragen werden würde: Sollte man diesen Wettkampf dann nicht auch mit einem Match im CO NGUOI kombinieren?!

30. ABSCHLIESSEND NOCH EINIGE FRAGEN ZU IHRER BIOGRAPHIE:

- Sie wohnen in Hanoi, vermute ich?

- Bitte nennen Sie uns Ihr Alter.

- Wann haben Sie Ihren aktiven Dienst in den Streitkräften beendet?

- Sie produzieren Serien und Filme für das Fernsehen, wenn ich das richtig verstanden habe. Könnten Sie uns bitte exemplarisch zwei Ihrer erfolgreichsten Produktionen nennen? Danke!

- Selbstverständlich spielen Sie auch XIANGQI/CO TUONG, davon gehe ich aus. Könnten Sie uns bitte dafür Ihren größten Erfolg oder Ihre größten Erfolge nennen?

————————————————————————————————

Sehr geehrter Herr Oberst Hai, das sind viele Fragen, ich weiß, bitte verzeihen Sie. Aber ich möchte nun mal Ihr sehr interessantes Projekt gut und genau vorstellen, und da wir nicht direkt miteinander reden können – wenigstens im Augenblick nicht – sind diese Fragen wegen der Form des Interviews per Email notwendig, um Ihr Projekt angemessen zu würdigen.

Deshalb bitte ich Sie, meine Fragen zu beantworten, und ich würde mich sehr freuen, wenn es Ihnen möglich wäre, meine Fragen – aber natürlich in vietnamesischer Sprache – innerhalb der nächsten zwei Wochen zu beantworten, nämlich bis zum Freitag, 22. April 2011. Ich freue mich auf Ihre sehr interessanten Antworten.

Mit freundlichen Grüßen

Dr. René Gralla

GG Production

Hamburg Germany

- FOLGEMAIL: Optik XIANGQI/CO TUONG in 3D

Zwei letzte Fragen / re: Interview CO TU LENH

From:

Rechtsanwalt Dr. R. Gralla

To:

haibienkich@yahoo.com

Sehr geehrter Herr Oberst Hai,

heute noch zwei letzte Nachfragen:

+ Haben Sie sich bei Ihrem CO TU LENH von historischen Vorbildern inspirieren lassen? Die Sie dann auf vietnamesische Verhältnisse übertragen und entsprechend verändert und modernisiert haben (zum Beispiel mit Raketen!)?

–> Das Spiel “Chess Battle”, das in der Sowjetunion 1933 entwickelt worden ist, sah neben “Tanks” auch “Bomber” vor - allerdings dazu unter anderem auch noch die technisch überholte “Kavallerie” – . Hier der Link: www.chessvariants.org/large.dir/chessbattle.html

–> Und im “Novo Chess”, das als Konzept 1937 in den Niederlanden erstmals vorgestellt worden ist, finden sich neben Luftstreitkräften (aber eben auch erneut die überholte “Kavallerie”) auch Wasserläufe und Schiffe (U-Boote und Flugzeugträger) sowie Pioniere. Hier der Link: www.chessvariants.com/wargame.dir/novo/novo.html

+ Planen Sie, Ihr CO TU LENH auch außerhalb Vietnams zu verkaufen, das heißt, weltweit auf den Markt zu bringen?

Sehr geehrter Herr Oberst Hai, ich freue mich auf Ihre interessanten Antworten.

Mit freundlichen Grüßen

Dr. René Gralla
Đăng 19th April 2011 bởi haiduongblog