Bài ca Em chơi cờ tư lệnh Hồi ký: TRÊN TỪNG CÂY SỐ của người sáng lập môn thể thao trí tuệ cờ tư lệnh ( tiếp theo, phần 6) Trong các loại cờ trên trái đất này dường như chưa có loại cờ nào lại có bài hát mang biểu tượng đặc trưng cho môn cờ của đất nước mình như cờ tư lệnh. Trong buổi gặp gỡ chuyên môn hàng tuần giữa các nhạc sỹ của Hà Nôi tháng trước, tôi gặp nhạc sỹ Hoàng Giai, anh đang biên tập cho tập nhạc thiếu nhi giới thiệu các nhạc sỹ quân đội viết về đề tài thiếu nhi. Đặt hàng tôi viết một bài, anh gợi ý tôi viết về môn cờ tư lệnh, môn cờ đang có tiếng vang. Sau một tháng bài hát Em chơi cờ tư lệnh ra đời, nhóm ca sỹ nhí của đài phát thanh thể hiện khá thành công. Em chơi cờ tư lệnh nhanh chóng được các tốp múa của các trường thể hiện, đầu tiên là tốp múa của trường Quốc tế Ban mai, nó còn trở thành nhạc hiệu trong các video clips về môn thể thao trí tuệ cờ tư lệnh của Việt Nam trên mạng xã hội. Cờ tư lệnh không chỉ vang lên mở màn các hội thi cờ tư lệnh thường niên tại bảo tàng Quân sự Lịch sử hàng năm, tại xứ sở sản sinh ra nó mà nó còn như đã được chắp cánh bay vượt cả đại dương tới nửa vòng trái đất bên kia. Xin trích đăng một đoạn trong bài đăng trên báo Nước Đức mới. “Modernes Szenario für gutes altes Schlauspiel Oberst a.D. Nguyên Quí Hai – vom vietnamesischen Kriegshelden zum kulturellen Multitalent Kịch bản hiện đại cho trò chơi trí tuệ xưa” Nguyễn Quý Hải rất tâm huyết cho môn cờ tư lệnh. Cùng lúc, ông theo đuổi một mối quan tâm về sư phạm: “Cờ giúp rèn luyện bộ não và tăng cường trí lực”, Và đồng thời môn cờ còn gợi lên sự quan tâm về sự phát triển lịch sử”. Năm 1975 vị sỹ quan pháo binh thời đó đã tiến vào Sài Gòn cùng với đoàn quân chiến thắng là những người con của Hà Nội, sau khi ông đã chiến đấu vào năm 1972 ở Quảng Trị. Nhờ vào những kinh nghiệm lịch sử quân sự của Nguyễn Quý Hải, mà trong môn Cờ Tư Lệnh cả máy bay cũng được tượng trưng bằng những quân cờ. Một sự phá cách, thứ đã gạt bỏ sự năng động tao nhã của môn cờ vua, điều mà thậm chí Marcel Duchamp đã ca ngợi như một thứ “nghệ thuật động”? “Không”, Nguyễn Quý Hải cho biết, môn cờ cổ truyền đã xuất hiện trong thời đại của nước mình, phản ánh về quá khứ. Nhưng chúng ta đang sống trong hiện tại và đi vào tương lai, đây là thực tế, Cờ Tư Lệnh cũng muốn đưa ra một câu trả lời khả quan. Nguyễn Quý Hải tin tưởng vào công trình mới nhất từ sự đúc kết ý tưởng của mình. Truyền hình đã phỏng vấn ông rộng rãi, và thậm chí vị chính khách cao quý Lê Khả Phiêu cũng kính nể ông về nhiều mặt, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam nay đã nghỉ hưu, đánh thử một nước “Cờ Tư Lệnh” trong một buổi tiếp đãi riêng với vị khách sáng chế ra môn cờ này. Nhưng chưa đủ, đặc biệt là Nguyễn Quý Hải còn sáng tác một một bài hát về cờ, Em chơi cờ tư lệnh theo đó đã được nghe rộng rãi khắp nơi trên thế giới thông qua Youtube. Để phù hợp với tinh thần trỗi dậy, của năm con rồng nước 2012: Chương trình Hãy cùng Cờ Tư Lệnh (Let’s go “Cờ Tư Lệnh“) tại nhà nước con hổ Việt Nam cũng đang bàn việc về tương lai của cờ tư lệnh. Em chơi cờ tư lệnh Cờ của Tổ quốc em Em yêu cờ tư lệnh Cờ trí tuệ Việt Nam Thường mỗi khi bắt đầu buổi lên lớp về luật chơi cờ tư lệnh, tôi lại hát ca khúc Em chơi cờ tư lệnh. Tiếng hát của thầy giáo già U 80, tiếng hát tự trái tim đầy ắp độ vang, độ trầm ấm không chỉ rộn lên trong những trái tim học trò mà còn cả các thầy cô. Cô giáo hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Quý Đôn Hà Đông đã có lần nói nghe đội nghệ thuật của nhà trường biểu diễn ca khúc Em chơi cờ tư lệnh, cô đã xúc động nổi gai ốc…
- Log in to post comments