Cờ tướng hiện đại Việt Nam vào trường CHLB Đức Hồi ký: TRÊN TỪNG CÂY SỐ

Submitted by haiduong on Mon, 06/15/2020 - 16:38

Cờ tướng hiện đại Việt Nam vào trường CHLB Đức Hồi ký: TRÊN TỪNG CÂY SỐ của người sáng lập môn thể thao trí tuệ cờ tư lệnh ( tiếp theo, phần 7) Đúng ngày 22/11/2012, ngày giảng luật chơi cờ tư lệnh cho các sỹ quan lớp tập huấn võ thuật tại trung tâm Miếu Môn tôi nhận được liền hai lá thư từ bên kia quả địa cầu gửi tới. Một thư của tiến sỹ Rene Gralla nhà nghiên cứu cờ quốc tế báo tin cờ tư lệnh được trường Grumbrechtstrasse ở Hamburg đưa vào dạy thử nghiệm và một lá thư của jurgen Wosidle “Thưa Ông Đai tá Nguyễn Quý Hải Bác sỹ Gralla cho tôi địa chỉ của Ông và tôi muốn sử dụng cơ hội này để gới thiệu đôi nét về tôi. Tôi dạy môn cờ từ 5 năm nay tại trường này bao gồm cờ tướng XIANG QI và MAKRUK. Trò chơi do Ông phát triển đã được tôi giới thiệu cho học sinh thứ năm tuần trước. Học Sinh rất hứng thú về trò chơi của Ông.Tôi nghĩ rằng trò chơi do Ông phát triễn có thể là môn cờ có tính cách mạng… Tôi tin tưởng rằng, loại cờ này sẽ chinh phục được nhiều trái tim bởi vì nó có sự cộng sinh và đồng thời cũng là cầu nối giữa thể thao tự do và huấn luyện quân sự. Hamburg,05.12.2012.2012 Jürgen Woscidlo” * Thứ Bảy 11 Tháng Tư, 2015 lại có thư tiếp: Tôi vui mừng báo tin cho ông:, báo “Neues Deutschland” CHLB Đức đã công bố một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Đức của Rene Gralla với giáo viên cờ quốc tế Đức Juergen Woscidlo. Người đã giới thiệu Cờ tư lệnh trong lớp học của mình, và tình yêu của học trò với môn cờ đó. Trong ảnh: Giáo viên cờ quốc tế Đức Juergen Woscidlo với con gái Mina bên bàn cờ tư lệnh. Cờ tướng hiện đại Việt Nam vào trường CHLB Đức Ngày 30 tháng 4 năm 2015 đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam từng là vấn đề thời sự sôi sục thế giới thập niên 60,70 dấy lên các cuộc nổi dậy của sinh viên và làm cho các nhạc sỹ nhạc Rock viết ra những bài hát phản chiến, xung đột vẫn tiếp diễn, thậm chí còn tạo ra văn hóa chơi cờ hiện nay. … Đại tá về hưu Nguyễn Quí Hải 83tuổi, ở Hà Nội đã tích lũy những kinh nghiệm thực tế từ chiến trường đưa vào phiên bản cờ hiện đại của ông được gọi là Cờ tư lệnh.Vị đại tá đa tài sau khi nghỉ hưu còn sáng tác các bài hát nhạc Pop và viết những vở kịch dài, hiện đang đẩy môn cờ này tới các giải quốc gia. Sau đây là cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Dr René, người nổi tiếng về môn cờ, với Jurgen Woscidlo: Hỏi:Việc đưa Cờ tư lệnh, một môn cờ, với máy bay, tên lửa, xe tăng vào trường học có quá bạo lực không? Trả lời:Không. Một khi hiệp đấu diễn ra thì nhanh chóng trên bàn cờ xuất hiện các đơn vị khác nhau của một lực lượng quân đội hiện đại thể hiện qua những quân cờ. Không ai thích thú với việc đánh bom, tất cả sẽ chỉ tập trung vào chiến lược, chiến thuật và các nỗ lực phối hợp của các đơn vị binh chủng. Chúng tôi nhận thức việc chơi cờ tư lệnh như một môn thể thao đồng đội để thúc đẩy sự hợp tác giữa các em học sinh. Nếu người chơi không cùng nhau phối hợp tác chiến mà sử dụng chiến lược tự thân vận động chắc chắn sẽ thua trận. Hỏi:Như vậy cờ tư lệnh không theo hướng hòa bình, bằng hữu hay những gì ngọt ngào? Trả lời:Chắc chắn rồi. Những ai muốn được yêu chiều thì đã chọn sai trò chơi…. Ở Đức, các phiên bản cũ của cờ châu Âu thường ít mang tính chất của bạo lực nhưng hầu như có nét lỗi thời, ít phá cách như tượng mã xe được lấy từ hình mẫu thử nghiệm đầu tiên của Ấn Độ, những hình mẫu được mô phỏng từ con voi, kỵ sỹ hay cỗ xe tương ứng với phiên bản thu nhỏ của một dội quân lịch sử vùng Nam Á cách đây một thiên niên kỷ rưỡi. Ngày nay đầu thế kỷ 21, loại hình chơi cờ truyền thống không còn phản ánh thực tế, ít nhất với đại tá Hải, người sáng chế môn cờ mới của Việt Nam. Từ những kinh nghiệm thực tế trong trận chiến Quảng Trị năm 1972, sỹ quan trẻ Nguyễn Quí Hải đã trải qua những tác động tàn phá nặng nề của chiến tranh, ông muốn mang một phần thực tế vào phiên bản trò chơi. Hỏi:Việt Nam chưa có nhà cung cấp nào đưa cờ tư lệnh vào thị trường, vậy tại sao Jurgun Woscidlo lại khai thác được trò chơi này? Trả lời:Nhờ một bài báo của tờ Berliner Tageszeitung xuất bản cách đây 3 năm, tôi đã liên lạc với đại tá Hải và nhận được từ đại tá nhiều bộ. Những giờ dạy cờ rất bổ ích. Tiết học nào có cờ tư lệnh là đặc biệt rất sôi động. Điều này không có gì lạ, khi trong đó có cả tàu chiến, máy bay, đây hoàn toàn không phải trò đùa. Kế hoạch của trò chơi không chỉ ở một con sông, còn là ở một vùng biển rộng lớn. Tôi mở rộng cờ tư lệnh và tất cả đều biết, trò chơi có một sức mạnh ngay từ khi bắt đầu. Và học sinh rất thích. Hỏi:Ngoài cờ tư lệnh, ông còn dạy cờ Shogi của Nhật, Xiangqi của Trung quốc, Makruk của Thái Lan. Tại sao? Trả lời:Chính bởi bộ môn cờ muôn màu muôn vẻ như sự sống trên hành tinh, và sự đa dạng văn hóa thể hiện ở các biến thể khác nhau. Giả sử Shogi của Nhật kể về lịch sử của các vị Nhật hoàng. Shogun Tokugawa Leyasu, người đã bình định quốc gia sau chiến thắng tại Sekigahara năm 1600 và người sáng chế ra cờ Nippon đã nâng trò chơi lên tầm một môn thể thao quốc gia năm 1612. Quân chốt của bàn cờ được gọi là Tennozan, dựa theo một trận chiến quan trọng và là đỉnh cao của các cuộc chiến thống nhất đất nước vào năm 1582. Tôi luôn lấy lịch sử làm nền cho chương trình giảng dạy, vì vâỵ ở trường GrumbrecktstraBe cũng luôn là những tiết dạy lịch sử, văn hóa. Hỏi:Một số trường đang thử nghiệm ghép tiết học toán với chơi cờ vua, được biết đến rộng rãi là dự án tại Hamburg thay vì học toán học sinh sẽ chơi cờ. Liệu ông sẽ là người đại diện tiếp theo cho mô hình mở rộng? Ông có muốn mở rộng chơi cờ để hỗ trợ các tiết học văn hóa, địa lý, lịch sử. Trả lời:Một mục tiêu muốn bền vững lâu dài thì đề án không được phép bị bó hẹp một cách nhàm chán. Một thiểu số học sinh mơ ước trở thành một kiện tướng cờ. Còn nhiều em khá thoải mái, chúng không quan tâm dù chúng tiến bộ nhiều trên bàn cờ, chỉ đơn giản là muốn thử cái gì đó mới mẻ. Do sự đa dạng của thế giới cờ mang lại, nên giờ dạy của tôi rất thú vị, chuyển trò chơi thành một hành trình không bao giờ kết thúc, thông qua các vùng miền và các nền văn hóa khác nhau.. Trẻ em liên tục được trải nghiệm qua các cuộc phiêu lưu mới và thúc đẩy tư duy sáng tạo trên bàn cờ. Hỏi:Ông hiện đang là người tiên phong đưa cờ tư lệnh vào giảng dạy. Vậy kế hoạch phát triển của ông thế nào? Trả lời:… Tôi mong muốn tổ chức một giải đấu qua internet giữa hai đội GrumbrecktstraBe với các ứng viên tại Việt Nam. Hiện tại chưa có phần mềm Cờ tư lệnh nhưng đại tá Hải đang xúc tiến sáng chế.