Hai ngày hai cú điện cảm động
* Ngày 1 tháng 3 năm 2011 cũng buổi trưa, một cú tin nhắn điện thoại làm tôi thức giấc. Tôi mở xem tin thì đó là lời hỏi thăm sức khỏe của một độc giả hâm mộ Mùa hè cháy. Tôi không thể nhớ được ví có mầy người gọi tới đây hỏi về nơi mua nhật ký chiến tranh Mùa hè cháy, có người từ trong thành phố Hồ Chí Minh gọi ra như anh Hùng Nhơn, có người đến tận nhà như anh Mai văn Tiêm. Tôi bật máy gọi lại hỏi thì ra đó là anh Đòi, người đã mua cuốn nhật ký của tôi tại thành Cổ Quảng Trị. Anh đã đọc kỹ hy vọng tìm ra được tin tức của người anh trai cũng chiến đấu phối hợp với sư đoàn 304 trong trận đánh căn cứ Phượng Hoàng, Ái Tử năm 1972. Tôi đã bỏ thời gian tìm trên bản đồ và nhật ký còn lưu giữ nhưng không giúp anh được điều anh mong muốn. Nhiều người chiến sỹ đồng đội của tôi hy sinh tại đây. Hôm nay nhân đọc lại nhật ký anh lại gọi điện cho tôi. Anh nói anh không thể tưởng tượng được cuốn nhật ký của tôi lại cuốn hút và gây xúc động cho anh đến thế. Làm sao mà tác giả có thể nhớ được những chi tiết sống động trong một cuộc chiến vô cùng ác liệt như thế. Anh nói rằng đọc nhật ký Mùa hè cháy của tôi anh thấy Tổ quốc Việt Nam ở trong đó. Câu nói của anh làm tôi xúc động đến gai người. Sang ngày 2 tháng 3 năm 2011 lại một cú điện làm tôi xúc động đến gai người. Không phải cú điện ở trong nước nói về cuốn nhật ký Mùa hè cháy mà là cú điện từ nước Đức xa xôi của một tùy viên quân sự Việt Nam. Anh thông báo có một sỹ quan quân đội Đức, rất thích môn cờ Tư lệnh mà tôi mới sáng tác. Anh ta muốn sang Việt Nam trực tiếp gặp tác giả nhưng chưa có điều kiện, anh muốn phỏng vấn tôi qua hòm thư điện tử. Tôi đồng ý. Đồng chí tùy viên còn cho biết ông ta có ý định muốn tổ chức một đội của quân đội Đức đấu môn “cờ tư lệnh” của tôi với quân đội Việt Nam. Tôi vội thông báo điều này với trên. Tôi chờ đợi. Liệu điều đó có thành sự thật hay không? Dù sao tôi cũng thấy rất mừng vì cánh bay của cờ tư lệnh đã vượt qua biên giới.
- Log in to post comments