Hồi ký: TRÊN TỪNG CÂY SỐ của người sáng lập môn thể thao trí tuệ cờ tư lệnh ( phần 3)

Submitted by haiduong on Fri, 06/12/2020 - 11:39

*Đẻ muộn Hồi ký: TRÊN TỪNG CÂY SỐ của người sáng lập môn thể thao trí tuệ cờ tư lệnh ( tiếp theo, phần 3) Có luật chơi. Có logo các quân cờ rồi. Chưa sản xuất được quân cờ hàng loạt thì kiếm nút chai lavie làm quân cờ. Nút chai xanh đỏ quá hiếm, chỉ nút chai nước C2 màu vàng là sẵn. Đành chấp nhận. Các hình quân cờ được tải về, tự loay hoay sử dụng phần mềm photoshop để tô xanh tô đỏ dán lên nắp nút chai. Xanh đỏ không chỉ là màu áo của kỳ thủ mà còn thể hiện các quân trên bàn cờ chi là quân xanh quân đỏ đấu với nhau thân thiện. Đêm đêm cứ bật ra một nước cờ nào là lại chùm chăn chơi một mình để kiểm nghiệm. Lúc đầu mỗi bên có 24 quân cờ, trong đó có 5 quân là vật cản. Sao lại lắm vật cản thế, cờ sẽ bị bí. Vả lại cờ của mình phải phản ánh được tinh thần tiến công. Chỉ huy phải sát cánh chiến đấu cùng quân sỹ, làm gì có cung cấm. Thế là rút, rút sạch, triệt tiêu không còn vật cản nào, chỉ có 2 sở chỉ huy, vừa là sở chỉ huy vừa là vật cản bảo vệ chỉ huy. Sang nhà đại tá Dực, ông bạn thân khoe bộ cờ mới sáng tạo, ông bạn góp ý chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân… Chỉ là sự góp ý chung chung vậy nhưng tôi đã bật lên ý nghĩ, phải có một quân mang dấu ấn chiến tranh nhân dân, đúng rồi, thế là quân dân quân tóc dài ra đời. Quân dân quân tóc dài nghe hay quá vừa lạ lẫm vừa thttps://cotulenh.com/sites/default/files/styles/thumbnail/public/0010.j…ân quen. Chhttps://cotulenh.com/sites/default/files/styles/thumbnail/public/0010.j…ỉ một quân dân quân tóc dài đủ nói đến Việt Nam, đến cô gái Bến tre đến bà Nguyễn Thị Định Để hoàn chỉnh bộ luật mang tính trí tuệ thật không đơn giản, tôi phải sưu tầm trên mạng tìm hiểu luật chơi cờ tướng, cờ vua, cả cờ quân sự của ta. Cờ quân sự của ta kiểu bìa gấp thì quên đi. Cờ gấp là cờ mù, ăn may, đâu phải cờ trí tuệ, các quân lại là cấp bậc sỹ tá tướng, sĩ mà gặp phải tướng thì sỹ thua, riêng chuyện phân biệt đẳng cấp này đã nhồi vào tư tưởng người chơi tư tưởng địa vị, phải chăng đó là nguyên nhân nó tự đào thải. Cờ tướng phù vua, cung cấm là đặc trưng, vua chỉ ở trong thành, chiến tranh biển người, gí tốt, tốt không được đi lui. Ý thức hệ phong kiến. Cờ tư lệnh chỉ tận dụng được một luật “ vua không được qua mặt nhau” Còn học được điều gì hay trong cờ vua, có đấy : luật phong cấp, nhưng học không có nghĩa là sao chép, cờ vua phong cấp còn cờ mình phải là phong anh hùng. Máy bay anh hùng biến thành máy bay tàng hình, tàng hình quá hay, rõ là hơi thở thời đại. Vậy tên bộ cờ sẽ là gì? Không thể là cờ quân sự chung chung, (cờ quân sự ta vẫn thường gọi là cờ của Trung quốc) càng không thể là cờ vua, cờ tướng mà mình phải là cờ mang hồn Việt, mang màu cờ sắc áo của Việt Nam, mang truyền thống chiến đấu mưu trí, sáng tạo, từ đó tôi nghĩ ngay đến các vị chỉ huy mà tiêu biểu là tổng tư lệnh võ Nguyên Giáp. Đất nước mình ngày nay rất nhiều tướng, văn nghệ sỹ cũng tướng, nhưng tư lệnh giỏi, những người có vai trò quyết định thắng bại trên chiến trường mới là đội ngũ đất nước cần hơn bao giờ hết. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không đặt tên là cờ tư lệnh. Cứ thế, cứ thế bộ cờ cứ hoàn thiện dần. Văn bản luật trong đó có luật kết rất thoáng, có bốn bài tập mang dấu ấn lịch sử chiến tranh Việt Nam: hạm đội anh hùng, phi đội quyết thắng Điện Biên Phủ trên không, Thần tốc… đã hình thành. Ngay lập tức một mặt tôi post văn bản lên mạng một mặt gửi ngay tới cục Bản quyền Tác giả và chỉ mười ngày sau cờ đã có chứng chỉ. Thật xúc động. Đó là ngày 16 tháng 11 năm 2010 Đứa con tinh thần đẻ muộn của tôi đã ra đời, ra đời ở độ tuổi tám mươi. *Cú điện từ nửa bên kia quả địa cầu Đêm đã khuya, đang thiu thiu ngủ thì một cú điện làm tôi giật mình, điện thoại giờ này hẳn có chuyện quan trọng. Một lời thoại nghe như từ rất xa: -Tôi là Phạm Duy Phê từ đại sứ quán CHLB Đức… - Anh có nhầm máy không đấy… đang ngủ… Tôi dập máy, nhưng chuông lại đổ, tôi miễn cưỡng nhấc tổ hợp nghe - Xin lỗi, tôi muốn gặp ông Hải… - Ông Hải thì sao - Ông có phải là tác giả môn cờ tư lệnh không - Tôi bật dậy - Đúng đúng… Vậy có việc gì mà… - Một người Đức tiến sỹ Rene Gralla chuyên gia cờ Quốc tế rất thích môn cờ của ông, qua sứ quán ông ấy muốn được phỏng vấn tác giả. Tác giả có vui lòng trả lời phỏng vấn không? - Ồ vậy thì hay quá. Tôi, tôi sẵn sàng. Đêm hôm đó tôi không thể nào ngủ được nữa, không chỉ riêng tôi mà gần như cả nhà. Một tín hiệu đáng mừng, đến bất ngờ. Bà xã và con nhìn tôi với con mắt đầy cảm phục. Nhưng rồi một tuần, hai tuần, mất hút mà không thấy hồi âm, điện thoại gọi đến toàn điện thoại của khách đặt làm salon, tủ tường. thời gian này tôi mở xưởng mộc. Không lẽ đó chỉ là cú điện giả mạo trêu chọc?!... cho đến khi tôi gần như tuyệt vọng thì một tệp tới 32 câu hỏi của Rene Gralla gói gọn một tệp đính kèm trong hộp thư điện tử của tôi. Đọc 32 câu hỏi thú thực lúc đầu tôi bị choáng, choáng vì quá nhiều câu hỏi, các câu hỏi nhờ google dịch hộ trên máy tính thì chữ tác đánh chữ tộ, chỉ câu mỏ đầu phỏng vấn là dễ đọc và cũng chính câu mở đầu này đã làm cho tôi yên dạ đầy tự tin. Xin trích câu mở đầu của Rene Gralla.(…Với một sự thích thú rất to lớn đối với phiên bản Cờ mà ông đã phát triển có tên là CỜ TƯ LỆNH, tôi chỉ có thể nói rằng trò chơi này đã rất thuyết phục tôi) Đành bỏ ra hơn một triệu thuê dịch thuật. Có bản dịch nghiêm chỉnh tôi trả lời trong vòng một tuần. Đúng vào ngày thành lập nhà hát kịch nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu xuống dự, tôi có đưa một bản để anh xerm. Một tuần sau lại một cú điện quan trọng, cú điện của bí thư của anh Phiêu nhắn mời tôi lên gặp anh Phiêu. Đúng hẹn tôi mang theo bộ cờ lên giới thiệu, khi đó bộ cờ mới chỉ là cờ nút chai, anh Phiêu rất tâm đắc.