Rất tâm đắc với bài viết của nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian về môn cờ tư lệnh, Cảm ơn anh và trân trọng giới thiệu với bạn bè trên facebook.
NÉT ƯU VIỆT CỦA CỜ TƯ LỆNH
Đã từ lâu Việt Nam đã có một môn cờ dân gian, gọi là cờ súy hay cờ quân sự. Bàn cờ súy giống như bàn cờ tướng. mang dấu ấn của trái đất vuông thời xa xưa như mặt đất trong quan niệm cố. Quân cờ có các quân không theo quân binh chủng, mà nặng theo cấp bậc địa vị từ úy, đến tá, tướng. Đại tướng cao nhất ăn được từ thượng tướng trở xuống đến tá và úy. Lối chơi truyền thống của cờ súy là chơi cờ úp bằng tấm bìa gấp (như hình vẽ). Các quân ăn nhau theo phán đoán và may rủi.
Có thể rút ra bốn nhược điểm cơ bản của môn cờ này. Thứ nhất: cờ súy phản ánh ý thức hệ tư tưởng địa vị, cá nhân chủ nghĩa, làm liên tưởng đến đấu đá giữa các cấp. Cấp dưới thua cấp trên là bất bình đẳng không thể chấp nhận và chẳng nói lên được điều gì. Thứ hai cờ súy thắng thua chủ yếu theo may rủi chưa thể hiện được tính trí tuệ. Thứ ba cờ súy không phản ánh được dịa lý và lịch sử của dân tộc, không bám được hơi thở thời đại. Thứ tư cờ súy không có một bộ qui tắc, bộ luật chơi hoàn chỉnh được cộng đồng chấp nhận
Có lẽ vì thế mà cờ súy không phát triển và đi dần vào quên lãng.
Từ 2010 tại Việt Nam xuất hiện một môn cờ mới có tên gọi là cờ tư lệnh. Tại sao lại gọi là cờ tư lệnh, theo đại tá nhà văn Nguyễn Quý Hải người sáng lập môn cờ này, tư lệnh là người chỉ huy trực tiếp tạo nên thắng lợi ngoài chiến trường, còn tướng là hàm, văn nghệ sỹ cũng có thể là tướng, đất nước mình đang rất cần những tư lệnh giỏi để bảo vệ đất nước.
Cờ tư lệnh nhanh chóng được cục Bản quyền cấp chứng chỉ, và ngay từ những ngày đầu, trên mạng truyền thông của Cộng hòa Liên bang Đức đã xuất hiện bài phỏng vấn tác giả với 32 câu của tiến sỹ Rene Gralla chuyên gia nghiên cứu cờ vua cờ tướng có thâm niên 20 năm trong nghề. Cờ tư lênh cũng nhanh chóng được Rick Ancient chess nhà kinh doanh cờ Hoa Kỳ trực tiếp mua một số bộ để nghiên cứu. Ông đã ghi hình trực tiếp giới thiệu luật chơi cờ tư lệnh bằng tiếng Anh và đang chuẩn bị để ra sách giới thiệu luật chơi cho phương Tây. Cờ tư lệnh cũng nhanh chóng được các phương tiện truyền thông trong nước trân trọng giới thiệu.
Tác giả cờ tư lệnh cũng nhận được sự quan tâm của cục Quân huấn, tạo điều kiện cho tác giả giới thiệu môn cờ với sỹ quan quân đội tại trung tâm Huấn luyện Miếu Môn; được lãnh đạo trường Sỹ quan Chính trị mời tới hướng dẫn luật chơi và mở câu lạc bộ cờ tư lệnh tại trường, được Liên đoàn Cờ Việt Nam tổ chức lớp tập huấn cờ tư lệnh cho giáo viên và cán bộ ngành văn hóa tại Đà Lạt. Tác giả tuy tuổi đã cao nhưng vẫn ngày ngày đi tới các trường tiểu học, trung học, đại học tổ chức dạy cờ tư lệnh (Trường tiểu học Mai Dịch, Hồ tùng Mậu, THCS Phúc diễn, trường Đoàn Lê Duẩn, học viện thanh thiếu niên) bất kể ở đâu, lứa tuổi nào cờ tư lệnh cũng được người chơi đón nhận nồng nhiệt. Đặc biệt trường Quốc tế Ban Mai, quận Hà Đông đã liên tục tổ chức cho học sinh có năng khiếu học cờ tư lệnh trong các giờ ngoại khóa và cho toàn thể học sinh học cờ tư lệnh trong các lớp học hè. Phong trào chơi cờ tư lệnh ở đây sôi nổi và hội thi cấp cơ sở 2013 tổ chức tại đây đã thành công, huy chương vàng, bạc… đã được Liên đoàn cờ Việt Nam xuống trao trực tiếp cho các kỳ thủ xuất sắc.
Thiếu tướng Nguyễn Đình Thắng và thiếu tướng Hồ Xuân Tiến trường Sỹ quan Chính Tri rất quân tâm phát triển môn cờ tư lệnh.
Tiến sỹ Rene Gralla Cộng Hòa Liên bang Đức đã có bài phỏng vấn 32 câu hỏi với tác giả cờ tư lệnh, đăng trên truyền thông cộng hòa Liên bang Đức.
Nguyên nhân nào giúp cho môn cờ tư lệnh có sức phát triển mau chóng như vậy, mặc dù chưa được sự quan tâm của cơ quan chủ quản Nhà nước về bộ môn thể thao trí tuệ này. Đó là những khác biệt đầy sáng tạo làm thay đổi quan niệm về các môn cờ cố hữu gần như cả ngàn năm chưa có thay đổi bao nhiêu. Bàn cờ tướng cờ vua từ xưa vẫn mang đậm dấu ấn trái đất vuông. Quân cờ vẫn mãi mãi tướng sỹ tượng xe pháo mã mang dấu ấn chiến tranh từ thời Cổ đại. Cách đi và ăn quân, vẫn chỉ một cách, đã ăn quân là phải thế chỗ. Và đặc biệt nó vô cảm với tình hình đất nước, với địa lý, lịch sử với hơi thở thời đại.
Môn cờ tư lệnh, bàn cờ có cả vùng biển và vùng trời gắn với địa lý thiên nhiên. Quân cờ là biểu tượng các quân binh chủng hiện đại bộ binh, pháo binh, xe tăng, tên lửa, máy bay, tàu chiến, cả dân quân tóc dài gắn với lich sử chiến đấu anh hùng của đất nước. Cách đi và ăn quân không chỉ dừng lại cách đi ăn quân là phải thế chỗ mà cờ tư lệnh có luật chơi đứng tại chỗ ăn quân, đòi hỏi người chơi phải có tầm nhìn tinh tường. Đặc biệt cờ tư lệnh các quân còn có thể cõng nhau mà đi, lối chơi chưa hề có tiền lệ, như khi cần đi nhanh thì bộ binh, dân quân có thể nhảy lên xe tăng, xe tăng cỏ thể lên máy bay, máy bay có thể lên tàu chiến… Còn có quy tắc quân anh hùng, máy bay tàng hình… Kết thúc một ván cờ tư lệnh rất sinh động, bên nào mất hai tàu chiến trước là thua trong trận hải chiến, mất hai máy bay trước là thua trận không chiến… mất tư lệnh là thua trong trận đột kích vv… Cách kết mở rất gần gũi và mang đậm bóng dáng địa lý lịch sử Việt Nam.
Nghe trên chương trình VTC bình luận, cũng là mơ ước của tác giả, triển vọng cờ tư lệnh rất có thể sẽ như Vovinam, sẽ đại diện cho thể thao Việt Nam tham gia Sea games, tại sao không? Nhưng muốn đựợc như vậy theo cá nhân tôi thiết nghĩ, cơ quan chủ quản nhà nước nên có sự đầu tư xây dựng và phát triển cờ tư lệnh ngay từ bây giờ, đặc biệt trong hoàn cảnh người sáng tạo, cha đẻ môn cờ này, nhà văn đại tá Nguyễn Quí Hải năm nay đã sang tuổi 83.
Trẩn Vân Hạc nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tácgiả bài viết: Nét ưu tú của cờ tư lệnh.
Trần Vân Hạc
F.201, Nhà.B4, Ngõ.189, Thanh Nhàn
- Quỳnh Lôi, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Mobile: 0949 381 246 - 0949 253 256
EMail: vanhac.yenbai@gmail.com
- Log in to post comments