Trả lời thư của Phan Vũ Dũng về quy tắc cờ tư lệnh ( Phần 1)

Submitted by haiduong on Mon, 06/16/2014 - 09:27

 

Trả lời thư của Phan Vũ Dũng về các tình huống trong Cờ Tư Lệnh ( phàn 1)

 

Con chào ông!

 

Mới đây, có một người bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh nữa cũng rất ấn tượng với những trận đánh của Cờ Chiến và rất có tâm huyết trong việc phổ biến Cờ Tư Lệnh.  Bạn đã rất hào hứng khi gia nhập đại gia đình các kì thủ Cờ Tư Lệnh và hiện giờ bạn đã rất là rành luật chơi . Tên bạn ấy là Lê Sơn Tùng, hiện đang sống tại số nhà397A Võ Văn Tần, phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

 

Trả lời: Chúc mừng ban Lê Xuân Tùng.

 

 

 

Con cảm thấy rất vui và thích thú khi nhận được bức thư trả lời tình huống hôm Nô-en năm ngoái của ông trên trang haiduongblog. Lại còn được thưởng thức, chiêm nghiệm nước cờ chiếu hết táo bạo với sự phối hợp chặt chẽ giữa quân tư lệnh và quân cao xạ anh hùng; những nước đi cản phá tài tình của Không quân; lại còn những trường hợp để làm rõ thêm về quân tầu chiến Hải quân;…

 

Nhưng cũng từ đó, lại sản sinh ra rất nhiều tình huống mà con không biết chắc chắn là có đúng luật chơi hay không. Nên con một lần nữa muốn nhờ ông và mọi người hãy cùng con giải quyết những tình huống ấy để con có thể đi đúng hướng khi phổ biến rộng rãi môn Thể thao Quốc phòng này khắp miền Nam vào một ngày không xa….

Phan Vũ Dũng 29/8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao quận 1  thành phố Hồ Chí Minh

Câu hỏi 1-5

 

dung 2

 

 

dung 1

 

Tình huống 1:Hình 1a, Hình 1b

 

……áp dụng cả hai hình…..:

 

Tàu chiến xanh khi đến lượt đi có thể dùng tên lửa hải-hảiđể diệt tàu chiến đỏ rồi cùng một lúcdùng pháo hạmđể diệt cao xạ đỏ không?

 

Trả lời: Không được nối tầm như hình vẽ của cháu.

                  Để người chơi đỡ phức tạp, trong một nước đi, tàu chiến chỉ hoặc là dùng tên lửa hải đối hải diệt tàu chiến đối phương hoặc dùng pháo hạm diệt mục tiêu mặt đất, không tiến hành hai hành động xạ kích cùng một lúc,

 

dung 2a

 

dung 2b

 

Tình huống 2 :Hình 2a, Hình 2b

 

Cặp quân bộ binh, tầu chiến đứng cùng một tọa độ 3,2 (Hình 2a)

 

Hai quân cao xạ, tầu chiến cùng đứng chung một tọa độ 3,2 (Hình 2b)

 

Hai trường hợp này và tất cả các trường hợp khác tương tự, có đúng luật chơi không?

 

Nếu đúng thì khi đến lượt không quân xanhđậu ở tọa độ 0,5 (ở cả 2 hình) đi, mà nếu nó chấp nhận một đổi hai, oanh kích vào 3,2 thì cặp quân cùng đứng chung tọa độ 3,2 (bộ binh và tầu chiến ở hình 2a; cao xạ với tầu chiến ở hình 2bsẽ hi sinh cùng nhau đúng không? (Hình 2a : Quân xanh mất Không quân 40 điểm, đồng thời có thêm điểm tầu chiến+bộ binh=80điểm+10điểm=90điểm; Hình 2b cũng tương tự như vậy)

 

Trả lời:  Trục tung trên bàn cờ là bờ biển. Tàu chiến, bộ binh hay cao xạ trong hình của cháu vẽ có cùng tọa độ, nhưng phải hiểu là tàu chiến thì ở dưới nước, còn bộ binh, cao xạ là ở trên bờ. Không quân xanh 0,5 có thể chấp nhận hy sinh một đổi một để hoặc là ăn tảu chiến, hoặc là ăn  bộ binh và cao xạ trên bờ. Không được ăn cùng lúc hai quân trên bờ hoặc dưới nước.

 

dung 3

 

Tình huống 3 :Hình 3

 

Tàu chiến đỏ ở tọa độ 6,2 có thể:

 

Một dừng lại ở tọa độ 4,2 tham chiến cùng bộ binh đỏ cũng ở tọa độ 4,2

 

Hai là đi tới tọa độ 2,2 nhấc bộ binh ở tọa độ 2,2 lên “lưng”

 

Cả hai trường hợp này có đúng với luật chơi không?

 

Trả lời: Hình cháu vẽ không rõ tình huống. Nhưng tàu chiến có thể dừng lại ở tọa độ 4,2 hoặc đi tới 2,2 để đón bộ binh mà không bị quân bộ binh cản. Phải phân biệt bộ binh trên lưng tàu chiến hay bộ binh đang ở trên bờ.

 

dung 4a

 

dung 4b

 

Tình huống 4 :Hình 4a, 4b

 

+Hình 4a: Đến lượt Tư Lệnh xanh đi, có thể “ăn” Tư

 

Lệnh đỏ đang ở trong sở chỉ huy ở tọa độ 2,5 không? Khi luật chơi không được qua mặt Tư Lệnh của nhau?

 

+Hình 4b : Cũng đến lượt Tư Lệnh Xanh đi, có thể phá Xe tăng Đỏ đang chở Tư Lệnh đỏ được không? Khi luật chơi không được qua mặt Tư Lệnh của nhau?

 

Trả lời: Nếu tư lệnh đỏ đang ở trong sở chỉ huy hoặc trong xe tăng , tư lệnh xanh đến gần như trong hình vẽ thì tư lệnh đỏ diệt luôn

 

dung 5

Tình huống 5:Hình 5

 

Xe tăng có thể “leo” lên quân Công binh có được không?

 

Công binh có thể “leo” lên Tầu chiến có được không?

 

(Công binh lúc này sẽ trở thành binh chủng C ông binh Hải quân)    

 

Trả lời: Luật qui đinh công binh chỉ cõng quân cao xạ, tên lửa và pháo binh từ bờ bên này sang bờ bên kia, khi cơ đông qua đoạn sông sâu. Còn khi ba quân này ăn quân đối phương bên kia sông thì được sang luôn