Trả lời thư của Phan Vũ Dũng về các tình huống trong Cờ Tư Lệnh (phần 3)
Tình huống 11:Hình 11
Hải quân đỏ chở Bộ binh đỏ từ tọa độ 6,2 lướt sóng tới tọa độ 3,2, rồi cùng…
lúc Bộ binh chỉ ĐỨNG TẠI CHỖ tiêu diệt Hải quân Xanh ở tọa độ 3,1;trường hợp này có đúng luật chơi không?
Trả lời: Không đúng. Trường hợp này khi hải quân đỏ chở bộ binh đến tọa độ 3,2 tức là vào mõm hải quân xanh, thì hải quân xanh diệt cả hai luôn. Không thể cùng lúc vừa đi vừa bắn.
Tình huống 12:Hình 12
Đến lượt đi, Cao xạ xanh từ tọa độ 4,3 đi tới 5,3 nhằm bắn hạ Không quân đỏ ở tọa độ 6,3 bằngvành đai lửa
Không quân đỏ vô tình xâm phạm “vòng lửa” nên đã hi sinh.
Trường hợp này có đúng luật chơi không?
Nếu đúng luật, thì phải ghi biên bản nước đi này như thế nào?
Tình huống 13:Hình 13
Tên lửa phòng không xanh từ tọa độ 2,6 đi tới 4,6 nhằm dùng vòng lửa diệt Không quân đỏở tọa độ 5,6.
Máy bay đỏ có bị tiêu diệt không?
Nếu có, thì ta phải dùng kí hiệu @’’ để ghi biên bản nước cờ này ra sao?
Trả lời: Trường hợp này: cao xạ xanh hay tên lửa đến sau, chỉ có tác dụng đuổi máy bay đỏ ở 6,3.
Nếu máy bay đỏ không chạy thì mới bị cao xạ bắn cháy
*Quy tắc vận chuyển có còn được áp dụng trong luật chơi cờ tư lệnh hay không?
*Nếu còn, máy bay có thể chở tư lệnh hoặc Xe tăng,...lên tàu sân bay rồi trở về chỗ cũcó đúng luật không?
*Máy bay chở bộ binh trên lưng. Khi máy bay thả bom oanh kích vào một mục tiêu nào đó, máy bay có được trở về chỗ cũ rồi để bộ binh ở lại nơi vừa được máy bay… “dọn sạch” hay không?(Đương nhiên Bộ binh sẽ hi sinh vì bị các quân liền kề đó ăn ngay, nhưng nước đi ấy là một nước đi cố tình để phục vụ cho nhiều ý đồ chiến thuật : Nghi binh địch, Trinh sát hay nhờ được máy bay hỗ trợ mà hi sinh, “thí” quân ta để tiêu diệt nhiều quân đối phương,…)
*Xe tăng có được máy bay “thả bằng dây xuống đất” như Bộ binh nhảy dù…xuống đất khơng?
Trả lời: Để tránh phức tạp cho luật chơi, chỉ có môt trường hợp duy nhất, máy bay có thể ném bom diệt quân đối phương rồi trở về chố cũ, nếu thế chỗ ở đó không an toàn bị đối phương ăn.
Tình huống 14:Hình 14
Hải quân xanh đang ở tọa độ 4,1. Đến lượt đi, Tàu chiến xanh lướt sóngđến 8,1. Trên đường đi, Tàu chiến có lướt qua hai tọa độ 5,2 và 7,2 vốn là chỗ đứng của hai Không quân đỏ: một đậu ở tọa độ 5,2
hai đậu trên tàu sân bay ở tọa độ 7,2
Ngụ ý của tàu chiến xanh là dùng vành đai lửa cao xạ để tiêu diệt hai Không quân đỏ.
Vậy, hai Không quân đỏ có vô tình bị vành đai lửa bán kính 1 nấc của Hải quân xanh sượt qua tiêu diệt không?Nếu đúng phải ghi biên bản như thế nào?
Tình huống 14:Hình 14
Hải quân xanh đang ở tọa độ 4,1. Đến lượt đi, Tàu chiến xanh lướt sóngđến 8,1. Trên đường đi, Tàu chiến có lướt qua hai tọa độ 5,2 và 7,2 vốn là chỗ đứng của hai Không quân đỏ: một đậu ở tọa độ 5,2
hai đậu trên tàu sân bay ở tọa độ 7,2
Ngụ ý của tàu chiến xanh là dùng vành đai lửa cao xạ để tiêu diệt hai Không quân đỏ.
Vậy, hai Không quân đỏ có vô tình bị vành đai lửa bán kính 1 nấc của Hải quân xanh sượt qua tiêu diệt không?Nếu đúng phải ghi biên bản như thế nào?
Trả lời: Trong môn cờ này không có quy tắc vừa đi vừa ăn, nên trường hợp này không đúng luật
Tình huống 15:Hình 15a, 15b, 15c
Hình 15a: Không quân đỏ đang đậu trên Tầu sân bay ở tọa độ 8,1 (Ngoài khơi).
Không quân đỏ có thể rời Tầu sân bay 8,1 để đậu lên Tầu sân bay đỏ ở tọa độ 9,0 (Theo ý đồ chiến thuật) được hay không?
Trả lời: Được
Hình 15b: Tư lệnh đỏ có thể từ Tầu chiến ở tọa độ 9,1 sang Tầu chiến đỏ “cũng cùng đồng chí”ở tọa độ 10,1 được hay không?
*Theo luật cũ, thì giới hạn của Tư lệnh khi đi trên biển là từ một đến hai nấc, con đề xuất một ý kiến là quân Tư lệnh từ Tầu này sang Tầu khác thì không hạn chế số nấc, chỉ trừ khi trên đường đi, Tư lệnh ta vô tình qua mặt Tư lệnh đối phương thì ta mới không đi từ Tầu này sang Tầu khác được…
Trả lời: Không được. Tư lệnh không thể bay trên biển. Tư lệnh muốn chuyển từ tàu này sang tàu khác phải đi máy bay
Hình 15c: Cũng là một tình huống khác tương tự hai tình huống trên, có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Không quân chở Bộ binh ở trên Tầu sân bay ở tọa độ 4,1 có thể rời Tầu 4,1 rồi bay tới đậu trên Tầu 8,1 có được hay không?
Trả lời: Được
Trường hợp 2:Tầu sân bay chở Không quân “cõng” Bộ binh ở tọa độ 4,1 tới 6,3. Rồi Không quân chở Bộ binh bay từ Tầu 6,3 sang Tầu 8,1 có đúng luật không?
Trả lời: Phải là hai nước đi.
*Trường hợp 3 (không áp dụng trong hình 15c):Không quân đỏ đang “cõng” Dân quân đỏ ở tọa độ 6,4
Hai Tầu sân bay đang neo đậu ngoài khơi : một ở tọa độ 6,1
hai ở tọa độ 7,1
Vì hai Tầu chỉ cách nhau 1 hải lý(1 nấc), cũng bằng tầm đi và ăn của Dân quân đỏ. Vậy Không quân đỏ có thể chở Dân quân đỏ lên Tầu sân bay ở tọa độ 6,1; rồi Dân quân từ Tầu 6,1 tách khỏi đội hình “nhảy” sang Tầu sân bay ở tọa độ 7,1(theo ý đồ chiến thuật) có được hay không?
Trả lời: Phải là hai nước đi
15/ Theo luật, thì các quân cờ TRỰC TIẾP “chiếu” Tư lệnh đối phương hoặc là quân cờ cuối cùng bảo vệ Tư lệnh của mình đều trở thành quân Anh hùng với nhiều “ưu đãi”…
Vậy thì các quân cờ không trực tiếp “chiếu” Tư lệnh đối phương và cũng không là quân cuối cùng bảo vệ Tư lệnh, nhưng chỉ hỗ trợ công việc chiếu Tư lệnh thôi (có thể là bảo vệ các quân đang chiếu Tư lệnh, chặn đường chạy của Tư lệnh đối phương,…) thì có thể có cơ hội để trở thành Quân Anh hùng được hay không?
Trả lời: Không
16/ Con đề xuất với mọi người ý kiến là thay vì ta nói:Chiếu!, ta nói: Sẵn sàng!vd: Sẵn sàng diệt Tư lệnh, Không quân, Tầu chiến,… !
Cũng thay vì ta phân ván cờ ra thành 3 giai đoạn:Khai cuộc, Trung cuộc, Tàn cuộc như các loại hình cờ khác, thì ta phân trận cờ tư lệnh ra thành 3 khoảng thời gian để phù hợp với ngôn ngữ quân đội cũng như cho ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chúng:
Phút đầu-Đỉnh điểm-Phút cuối
Mong mọi người đóng góp ý kiến để hoàn thiện môn cờ!
Trả lời
Cờ tư lệnh phải kế thừa tinh hoa của các môn cờ đàn anh cũ chứ. Đã chơi cờ, nói đến từ chiếu thì trẻ già hiểu ngay, hay là khai cuộc, chung cuộc thì mọi người dễ hiểu, không nên thay đổi.
17/ Xe tăng trong chiến trận là một trong những đơn vị chủ lực và có tính thiện chiến rất cao, còn trong Cờ tư lệnh thì sao? Tất nhiên! Nhưng trong mọi trận cờ từ những bài tập cơ bản cho đến những giải đấu phức tạp, con đều không thấy bóng dáng của Xe tăng trong biên bảncũng như trên video. Con thấy hầu như Tank không được hầu hết các “Tư lệnh” trọng dụngngoài một số nước đi bắt buộc, con không thấy có bao giờ họ đưa quân Xe tăng lên tấn côngcả. Cho dù tầm đi và ăn chỉ 2 nấc nhưng Xe tăng càn quét rất giỏi và rất anh hùng khi có thể dám xông pha ngay từ nước đi đầu tiên để phong tỏa Ngầm, mặc cho bao nguy hiểm đang rình rập phía trước…Ngoài ra, khi kết hợp với dân quân bộ binh, Xe tăng lúc này sẽ nâng sức chiến đấu lên hơn 50%. Đặc biệt, nếu Xe tăng kết hợp với Máy bay, ta sẽ dễ dàng phong tỏa, chia cắt đội hình đối phương rồi từ đó oanh kích vào sở chỉ huy địch để “chiếu” Tư lệnh, mở đường cho các đơn vị khác tiến lên,… Con đã đúc kết ra được chừng ấy qua những trận cờ mà con đã đánh trước đây. Mọi người thấy, trong cờ tướng, đến cả con Tốt cũng có sự lợi hại riêng của nó, chứ huống chi “Anh Tăng-Thiết Giáp” của chúng ta, phải không nào!
Cho con hỏi ông, từ cảm hứng nào mà ông cho ra đời quân Xe tăng, với dáng đứng sừng sững hiên ngang của nó trên bàn Cờ tư lệnh?\
Và ngoài những gì con góp sức ở trên, con mong mọi người yêu Cờ tư lệnh ở cộng đồng mạng mỗi ngày hãy giúp sức, đóng góp thêm thông tin kiến thức để môn cờ ngày càng phát triển hơn nữa…
Con xin chân thành cảm ơn ông Hải, cảm ơn mọi người nhiều lắm !!!
Trả lời: Con rất sùng bái quân xe tăng. Đúng thôi. Trong chiến tranh xe tăng của ta đã lập nên bao chiến tích, đã húc đổ cổng dinh Độc Lập, vậy nếu các bài tập chưa nêu bật được vai trò của nó thì con và bạn con thử đấu và tìm ra một bài tập nêu bật vai trò của nó.
Tuy nhiên cờ tư lệnh dẫu là một trò chơi nhưng nó mang dấu ấn lịch sử, mang hơi thở thời đại. Hơi thở thời đại ngày nay như con đã thấy vai trò của không quân và hải quân vô cùng quan trọng.
- Log in to post comments